Phương Trình Hoá Học

Mở Đầu Môn Hóa Học

Giúp các ban học giỏi môn Hóa lớp 8, ngoài những bài tập trên lớp thì các bạn phải tự luyện tập và thực hành thêm thật nhiều. Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Hóa học là gì?

1. Thí nghiệm

Có 3 ống nghiệm chứa các chất sau đây:

a) Dung dịch natri hiđroxit

b) Dung dịch đồng sunfat

c) Dung dịch axit clohidric và cái đinh sắt

Ngoài ra còn có 2 ống nghiệm khác úp trong một giá gỗ.

Thí nghiệm 1: Hãy cho 1ml dung dịch đồng sunfat có màu xanh vào ống nghiệm thứ nhất, rồi cho thêm 1 ml dung dịch natri hiđroxit. Nhận xét hiện tượng.

Thí nghiệm 2: Hãy cho 1 ml dung dịch axit clohiđric vào ống nghiệm thứ 2 một định sắt nhỏ. Nhận xét hiện tượng

2. Quan sát

a) Ở thí nghiệm 1, ta nhận thấy có sự biến đổi của các chất: tạo ra chất mới không tan trong nước

b) Ở thí nghiệm 2, ta cũng nhận thấy có sự biến đổi của các chất : tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.

3. Nhận xét 

Từ các thí nghiệm đã làm, ta có thể sơ bộ rút ra nhận xét: "Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất". (*) 

(*) Nhiều kiến thức sẽ được học giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về Hoá học. Đó là khoa học nghiên cứu cấu tạo các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

II. Hóa Học Có Vai Trò Như Thế Nào Trong Cuộc Sống Của Chúng Ta?

1. Trả lời câu hỏi 

a) Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm từ các chất như sắt, nhôm, đồng, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em.

b) Hãy kể ra ba loại sản phẩm hoá học được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em.

c) Hãy kể ra những sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khoẻ của gia đình em. 

2. Nhận xét 

- Nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình chúng ta (như nồi, soong, bát, đĩa, giày, dép, quần, áo...) có nhiều tính chất quý giá, là những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống. Nhiều đồ dùng học tập của các em (như giày, cặp sách, bút mực...), thuốc chữa bệnh và thuốc bồi dưỡng sức khoẻ đều là những sản phẩm hoá học.

- Phân bón hoá học, chất bảo quản thực phẩm và nông sản, thuốc bảo vệ thực vật ... đã giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

- Các nhà hoá học đã chế tạo được các chất hoá học, các loại thuốc chữa bệnh có những tính chất kì diệu từ những nguyên liệu khoáng chất, động vật và thực vật. Nhờ có Hoá học con người đã tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn, nhà từ đó người ta sản xuất được thực phẩm, quần áo, giày dép, phương tiện vận tải, thiết bị thông tin liên lạc …

- Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng hoá chất như việc luyện gang, thép, sản xuất axit, sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu... cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không làm theo đúng quy trình. Do đó các em cần hiểu biết vHoá học. 

3. Kết luận 

Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những điều các em học sau đây ở môn Hoá học lớp 8 và 9 sẽ làm rõ dần kết luận đó và sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về một môn học bổ ích, lí thú và rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. 

III - CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HOÁ HỌC ?

1. Khi học tập môn Hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau :

a) Thu thập tìm kiếm kiến thức (bằng cách thu thập thông tin) từ việc tự làm, quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ tư liệu được cung cấp.

b) Xử lí thông tin: Tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn.

c) Vận dụng : Trả lời câu hỏi hay làm bài tập, đem những kết luận đã rút ra từ bài học vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học, đồng thời để tự kiểm tra trình độ.

d) Ghi nhớ: Học thuộc những nội dung quan trọng nhất được in trên nền xanh, chữ đậm. 

2. Phương pháp học tập môn Hoá học như thế nào là tốt ? 

Học tốt môn Hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.

- Để học tốt môn Hoá học cần phải : 

+ Biết làm thí nghiệm hoá học, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.

+ Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc 

suy luận sáng tạo.

+ Cũng phải nhớ nhung nhớ một cách chọn lọc thông minh.

+ Phải đọc thêm sách, rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách. 

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

3. Khi học tập môn Hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: Tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

Học tốt môn Hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

Chương 1 Chất Nguyên tử Phân tử 

-Chất có ở đâu ?

- Nước tự nhiên là chất hay hỗn hợp ?

- Nguyên tử là gì, gồm những thành phần cấu tạo nào ? -Nguyên tố hoá học và nguyên tử khối là gì ?

 - Phân tử và phân tử khối là gì ?

- Đơn chất và hợp chất khác nhau thế nào, chúng hợp thành từ những loại hạt nào ?

- Công thức hoá học dùng biểu diễn chất, cho biết những gì về chất ?

- Hoá trị là gì ? Dựa vào đâu để viết đúng cũng như lập được công thức hoá học của hợp chất ?

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Chương 8. Bài 51. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

Biết phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của dẫn xuất halogen. Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen. Biết ứng dụng của dẫn xuất halogen.

Xem chi tiết

Bài 30. Ankađien

Nội dung bài học Ankađien tìm hiểu về Khái niệm, định nghĩa, công thức chung, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien. Phương pháp điều chế và ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren. Tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.

Xem chi tiết

Bài 43. Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

Nội dung bài giảng Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon rèn luyện khả năng thao tác, lắp ráp, tiến hành các thí nghiệm Điều chế Etilen, Tính chất của Axetilen (tác dụng với Brom, tác dụng vớiOxi), tính chất vật lí của benzen.

Xem chi tiết

Bài 61. Axit cacboxylic. tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng

Hiểu mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất của nhóm cacboxyl. Biết vận dụng kiến thức cũ vào phản ứng của gốc hiđrocacbon của axit cacboxylic . Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 3. Tính chất hóa học của axit

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các tính chất hóa học đặc trưng của axit, các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau, từ đó có thể xác định được thứ tự mạnh yếu của các axit.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.