Phương Trình Hoá Học

Bài 24. Điều chế kim loại

Biết nguyên tắc chung điều chế kim loại. Hiểu phương pháp điều chế một số kim loại có mức độ hoạt động khác nhau

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

Trong tự nhiên chỉ có một số rất ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng ion trong các hợp chất hóa học. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:

Mn++ne→M

II- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

Để khử những ion kim loại trong hợp chất, có những phương pháp phổ biến sau:

1. Phương pháp thủy luyện

Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp, như dung dịch H2SO4,NaOH,NaCN,... để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng. Sau đó các ion kim loại trong dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn, như Fe,Zn,...

Thí dụ:

Người ta điều chế bạc bằng cách nghiền nhỏ quặng bạc sunfua Ag2S, xử lí bằng dung dịch natri xianua NaCN, rồi lọc để thu được dung dịch muối phức bạc:

Ag2S+4NaCN→2Na[Ag(CN)2]+Na2S

Ag2S+4CN→2[Ag(CN)2]+S2−

Sau đó, ion Ag+ trong phức được khử bằng kim loại Zn:

2Na[Ag(CN)2]+Zn→Na2[Zn(CN)4]+2Ag

2[Ag(CN)2]+Zn→[Zn(CN)4]2−+2Ag

Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu,Hg,Ag,Au,...

2. Phương pháp nhiệt luyện

Cơ sở của phương pháp này là khử những ion kim loại trong các hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử mạnh như C,CO,H2 hoặc kim loại Al, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ.

Thí dụ:

Fe2O3+3CO→to 2Fe+3CO2

Trường hợp là quặng sunfua kim loại, như Cu2S,ZnS,FeS2,... thì phải chuyển sunfua kim loại thành oxit kim loại. Sau đó khử oxit kim loại bằng chất khử thích hợp. Thí dụ với ZnS:

- Nung quặng ZnS với khí O2 dư: 2ZnS+3O2→to 2ZnO+2SO2

- Khử ZnO bằng C ở nhiệt độ cao: ZnO+C→to CO+Zn

Đối với những kim loại khó nóng chảy như Cr, người ta dùng Al làm chất khử (phương pháp nhiệt nhôm):

Cr2O3+2Al→to 2Cr+Al2O3

Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rỗng rãi trong công nghiệp để điều chế những kim loại có độ hoạt động trung bình như Zn,Fe,Sn,Pb,...

Với những kim loại kém hoạt động như Hg,Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần phải khử bằng các tác nhân khác: HgS+O2→to Hg+SO2

3. Phương pháp điện phân

Cơ sở cả phương pháp này là dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại. Bằng phương pháp điện phân, người ta có thể điều chế được hầu hết các kim loại.

- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li,Na,k,Al,... bằng cách điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.

Thí dụ: Điều chế kim loại natri bằng phương pháp điện phân muối NaCl nóng chảy.

- Điều chế kim loại có tính khử trung bình và kim loại có tính khử yếu như Zn,Cu,... bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.

Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.

Sơ đồ điện phân dung dịch ZnSO4:

            Cực (−) ← ZnSO4(dd) → Cực (+)

         Zn2+,H2O                       SO2−4,H2O

Zn2++2e→Zn                     2H2O→4H++O2+4e

Phương trình điện phân:

2ZnSO4+2H2O→điệnphân  2Zn+2H2SO4+O2

III- ĐỊNH LUẬT FARADAY

Dựa vào công thức biễu diễn định luật Faraday, ta có thể xác định được khối lượng các chất thu được ở các điện cực.

m=AIt / nF

Trong đó:

m: Khối lượng chất thu được ở điện cực, tính bằng gam.

A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.

n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận

I: Cường độ dòng điện, tính bằng ampe (A).

t: Thời gian điện phân, tính bằng giây (s).

F: Hằng số Faraday (F=96500 culông/mol).

Thí dụ: Tính khối lượng của Cu thu được ở cực (−) (catot) sau 1 giờ điện phân dung dịch CuCl2 với cường độ dòng điện là 5 ampe.

- Phương trình điện phân dung dịch CuCl2:

CuCl2→điệnphân Cu+Cl2

- Khối lượng Cu thu được ở catot:

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 4. Bài 16. Đại cương về Polime

Biết sơ lược về Polime: khái niệm, phân loại, cấu trúc, tính chất

Xem chi tiết

Bài 7. Tinh bột

Biết cấu trúc phân tử và tính chất của tinh bột. Biết sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột

Xem chi tiết

Bài 6. Đơn chất và hợp chất – Phân tử

các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.

Xem chi tiết

Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat

Bài học hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat điển hình như Monosaccarit (Glucozơ, Fructozơ), Đisaccarit (Saccarozơ), Polisaccarit (tinh bột) và vận dụng những hiểu biết và các tính chất đã học để giải quyết một số dạng bài tập cơ bản, nâng cao.

Xem chi tiết

Bài 35. Bài thực hành 5

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro ; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.