Phương Trình Hoá Học

Bài 26. Clo

Bài giảng Clo đi sâu tìm hiểu về Tính chất vật lí của clo; Clo có một số tính chất chung của phi kim(tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạtđộng mạnh; Phương pháp điều chế clo trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm; Một số ứng dụng, thu khí clo trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Clo là khí độc.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?

a) Tác dụng với kim loại

Cl2(k) + Fe(r) ->2FeCl3(r) (điều kiện nhiệt độ)

Cl2(k) + Cu(r) -> CuCl2(r) (điều kiện nhiệt độ)

Kết luận: Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.

b) Tác dụng với hiđro

Cl2(k) + H2(k) -> 2HCl(k) (điều kiện nhiệt độ)

-Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.

2. Clo còn có những tính chất hóa học nào khác?

a) Tác dụng với nước

Cl2(k) + H2O(l) ⇌ HCl(dd) + HClO(dd) (phản ứng này xẩy ra theo hai chiều; phản ứng này được gọi là phản ứng thuận nghịch)

- Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Nếu cho quì tím vào dd đó, lúc đầu quì tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng bị mất màu là do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

b) Tác dụng với dung dịch NaOH

Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O

- Dung dịch hỗn hợp gồm NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hipoclorit) được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa mạnh.

III. ỨNG DỤNG CỦA CLO

IV. ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO

1.Điều chế trong phòng thí nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm khí clo được điều chế bằng cách cho axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2 hoặc KMnO4.

4HCl(dd đặc) + MnO2(r)  ->  MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O (điều kiện nhiệt độ )

2. Điều chế trong công nghiệp

-Khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa NaCl, có màng ngăn xốp

2NaCl(dd) + 2H2O(l) -> 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)  (điều kiện nhiệt độ )

-Khí clo được chiều chế theo phương pháp này thường bị lẫn hơi ẩm. Để làm khô khí clo người ta dẫn khí clo qua dung dịch H2SO4 đặc 98% để làm khô. (Vì H2SO4 đặc có tính háo nước nên nó sẽ hập thụ hơi nước chứa trong khí clo)

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 41. Nhiên liệu

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi. Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý, ví dụ phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch. Tính năng quan trọng của nhiên liệu đó là năng lượng có thể được giải phóng khi cần thiết và sự giải phóng năng lượng được kiểm soát để phục vụ mục đích của con người.

Xem chi tiết

Bài 52. Chuẩn độ oxi hóa – khử bằng phương pháp pemanganat

Biết nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ oxi hóa - khử thông qua phương pháp pemanganat

Xem chi tiết

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Xem chi tiết

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

Nội dung bài Ankan tìm hiểu về Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan , công thức cấu tạo, gọi tên của một số ankan đơn giản. Tính chất hoá học của ankan và phản ứng đặc trưng của RH no là phản ứng thế. Tầm quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống. Từ đó hiểu vì sao các ankan khá trơ về mặt hoá học , do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.