Phương Trình Hoá Học

Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

• Biết cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố. • Biết cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT

1. Công thức phân tử và công thức đơn giản nhất

Công thức phân tử cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.

Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố có trong phân tử (biểu diễn bằng tỉ lệ các số nguyên tối giản).

Công thức phân tử (chẳng hạn CxHyOzNt) có thể trùng hoặc là bội số của công thức đơn giản nhất (CpHqOrNs):

CxHyOzNt=(CpHqOrNs)n,n có thể là 1 hoặc 2,3,...

x:y:z:t=p:q:r:s

2. Thiết lập công thức đơn giản nhất

a) Thí dụ

Từ tinh dầu hoa nhài người ta tách được hợp chất A có chứa cacbon, hiđro và oxi.

Phân tích định lượng cho kết quả: 73,14%C;7,24%H. Hãy thiết lập công thức đơn giản thức của A.

Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz.

Thiết lập công thức đơn giản nhất của A là lập tỉ lệ x:y:z ở dạng các số nguyên tối giản.

x:y:z=73,14 / 12 : 7,24/ 1 : 19,62 / 16=6,095 : 7,240 : 1,226

=6,095 / 1,226 : 7,240 / 1,226 : 1,226 / 1,226=4,971 : 5,905 : 1,000=5 : 6 : 1

Công thức đơn giản nhất của A là: C5H6O

Công thức phân tử của A có dạng: C5nH6nOn hoặc (C5H6O)n với n có thể bằng 1,2,3,...

b) Tổng quát

Từ kết quả phân tích nguyên tố hợp chất CxHyOzNt, ta lập tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử rồi chuyển tỉ lệ đó thành tỉ số tối giản các số nguyên p,q,r,s thì được công thức đơn giản nhất:

x:y:z:t=%C / 12 : %H / 1 : %O / 16; %N / 14 =...=p:q:r:s

II - THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ

1. Xác định khối lượng mol phân tử

Đối với chất khí và chất lỏng dễ hóa hơi, người ta xác định khối lượng mol phân tử dựa vào tỉ khối của chúng (ở thể khí) so với một chất khí đã biết theo công thức:

MA=MB.dA/B ;  MA=29.dA/kk

Đối với chất rắn và chất lỏng khó hóa hơi, người ta đo độ giảm nhiệt độ đông đặc hoặc đo độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch so với dung môi (xem phần tư liệu) và tính được khối lượng mol phân tử của chất tan không bay hơi, không điện li. Ngày nay, người ta thường dùng phương pháp phổ khối lượng để xác định khối lượng mol phân tử.

2. Thiết lập công thức phân tử

a) Thí dụ

Từ tinh dầu hoa nhài, người ta tách được hợp chất A có chứa cacbon, hiđro và oxi. Phân tích định  lượng cho kết quả : 73,14%C;7,24%H. Biết phân tử khối lượng của A là 164. Hãy xác định công thức phân tử của A.

* Thiết lập công thức phân tử của A qua công thức đơn giản nhất.

Từ số liệu phân tích nguyên tố, ở mục I.2, chúng ta đã thiết lập được công thức đơn giản nhất của A là C5H6O.

Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz ta có : CxHyOz=(C5H6O)n

⇒M(C5H6O)n=164⇒(5.12+6+16).n=164⇒n=2

Vậy: CxHyOz=C10H12O2

* Thiết lập công thức phân tử của A không qua công thức đơn giản nhất

Ta có: M(CxHyOz)=164;C=73.14%;H=7,24%;O=19,62%.

Vậy: x.12 / 164=73,14 / 100⇒x=164.73,14 / 12.100=9,996≈10

        y / 164=7,24 / 100⇒y=164.7,24 / 100=11,874≈12

        z.16 / 164=19,62 / 100⇒z=164.19,62 / 16.100=2,01≈2

        CxHyOz=C10H12O2

b) Tổng quát

Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất là cách thức tổng quát hơn cả.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Hàng năm thế giới mất đi 15% lượng gang , thép luyện được do bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại và có biện pháp nào để bảo vệ không?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO

Nitơ là nguyên tố có nhiều chuyện lạ: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra thành phần không khí và các chất khí như oxi, hiđro. Lúc đầu người ta đặt tên nitơ là azot (nghĩa là ko duy trì sự sống), về sau phát hiện nó chứa trong diêm tiêu nên đặt tên là NITROGEN (sinh ra diêm tiêu). Vậy nitơ có cấu tạo và tính chất như thế nào, dựa vào đó chúng ta sẽ biết những ứng dụng của nitơ trong sản xuất và đời sống. Vậy Nitơ có tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế như thế nào chúng ta cùng nhau đi vào nội dung bài học ngày hôm nay.

Xem chi tiết

Bài 7. Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Củng cố kiến thức về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Xem chi tiết

Bài 11. Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các nguyên tố hóa học

Thế nào là năng lượng ion hóa, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố? Quy luật biến đổi các đại lượng vật lí này trong bảng tuần hoàn như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 13. Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ

Để củng cố lại các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ - Vận dụng nó để giải một số bài tập nên hôm nay chúng ta sẽ vào bài luyện tập

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.