Phương Trình Hoá Học

Bài 32. Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. HỢP CHẤT SẮT(II)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử Fe2+ thành Fe3+.

1. Sắt(II) oxit(FeO)

FeO là chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên; FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt(III):

Sắt(II) oxit có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt(III) oxit ở 500°C.

2. Sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2)

Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Do đó muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.

3. Muối sắt(II)

Đa số muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O.

Muối sắt(II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III) bởi các chất oxi hóa.

Muối sắt(II) được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng.

II. HỢP CHẤT SẮT(III)

Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.

1. Sắt(III) oxit (Fe2O3)

Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.

Fe2O3 là oxit bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh.

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H khử thành Fe.

Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.

2. Sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3)

Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt(III).

Sắt(III) hiđroxit được điều chế bằng cách cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối sắt(III).

3. Muối sắt(III)

Đa số muối sắt(III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Thí dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O

Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt(II).

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Phản ứng hữu cơ

Biết cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử chất đầu. Biết các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.

Xem chi tiết

Bài 52. Tinh bột và xenlulozơ

Vậy công thức của tinh bột và xenlulozơ là gì? Nó có những tính chất và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học về Tinh bột và xenlulozơ sau

Xem chi tiết

Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Bài thực hành giúp các em hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm; Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Xem chi tiết

Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ

Biết phân loại hợp chất hữu cơ. Có khái niệm về một số loại danh pháp phổ biến. Biết gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.

Xem chi tiết

Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử

Mục đích của bài Bài thực hành số 1 Phản ứng oxi hóa khử là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit; Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối; Phản ứng oxi hóa khử trong môi trường axit. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.