Phương Trình Hoá Học

Bài 34. Luyện tập oxi và lưu huỳnh

Nội dung bài Luyện tập Oxi và lưu huỳnh hệ thống lại kiến thức về Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ LƯU HUỲNH

1. Cấu hình electron của nguyên tử

2. Độ âm điện

- Độ âm điện O = 3,44 > S = 2,58

3. Tính chất hóa học

a) Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh: O > S

- Oxi oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim, nhiều hợp chất.

- Lưu huỳnh oxi hóa nhiều kim loại, một số phi kim.

b) Khác với oxi, lưu huỳnh còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như O, F.

II. TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH

1. Hiđro sunfua H2S

- Dung dịch H2S trong nước có tính axit yếu (axit sunfuhiđric).

- H2S có tính khử mạnh, khi tham gia phản ứng nó có thể bị oxi hóa thành S hoặc SO2

2. Lưu huỳnh đioxit SO2

- SO2 là oxit axit, tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit sunfurơ H2SO3.

- SO2 có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn.

- SO2 có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn.

3. Lưu huỳnh trioxit SO3  và axit sunfuric H2SO4

- SO3 là oxit axit, tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit sunfuric.

- H2SO4 loãng có tính chất chung của axit (làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng với kim loại trước H2, tác dụng với muối, tác dụng với oxit bazơ và bazơ).

- H2SO4 đặc có tính háo nước và tính oxi hóa mạnh, tính axit.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng và chế biến các loại hợp chất hữu cơ có trong thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vậy hữu cơ là gì? Hoá học hữu cơ là gì? Bài học Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ hôm nay giúp các bạn trả lời được câu hỏi này

Xem chi tiết

Bài 12. Amino axit

Hiểu được cấu tạo phân tử và tính chất hóa học cơ bản của amino axit. Biết ứng dụng và vai trò của amino axit

Xem chi tiết

Bài 9. Công thức hóa học

Bài học trước đã cho biết chất được tạo nên từ các nguyên tố. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ hai nguyên tố trở lên. Như vậy, dùng các kí hiệu của nguyên tố ta có thể viết thành công thức hoá học để biểu diễn chất. Bài học này sẽ cho biết cách ghi và ý nghĩa ủa công thức hóa học

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.