Phương Trình Hoá Học

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. SILIC

Cấu hình electron của Si: 1s22s22p63s23p2.

Silic ở ô thứ 14, nhóm IV A, chu kì 3 của bảng tuần hoàn

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Silic gồm có : Silic tinh thể và vô định hình

- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, ánh kim, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420oC

- Silic vô định hình là chất bột màu nâu

- Silic có tính chất vật lí của nguyên tố nửa kim loại.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Số oxi hóa của Si giống C: -4, 0, +2, +4

Vừa có tính khử, vừa có tính oxy hoá.

1. Tính khử

a) Tác dụng với phi kim

- Với Flo ở đều kiện thường: Si + 2F2 → SiF4

- Với halogen, O2: ở nhiệt độ cao

Si + O2  SiO2

b) Tác dụng với hợp chất:

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

2. Tính oxi hoá

Khi tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo các silixua kim loại

Si + 2Mg Mg2Si (Magie silixua) 

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Tinh thể thạch anh

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau Oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng Vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên không có Silic tự do, mà chỉ gặp được ở dạng hợp chất: chủ yếu silic đioxit; các khoáng vật silicat; cao lanh, thạch anh, ...

IV. ỨNG DỤNG

Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật

Ứng dụng của Silic

V. ĐIỀU CHẾ

Nguyên tắc:

Dùng chất khử mạnh (Mg, Al, C…) khử SiO2 ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2Mg  Si + 2MgO

B. HỢP CHẤT CỦA SILIC

I. SILIC DIOXIT

- Silic đioxit là chất ở dạng tinh thể, nóng chảy ở 1713oC, không tan trong nước.

- Oxít axít nên tác dụng kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH  Na2SiO3 + H2O.

SiO2 tan được trong HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

→ Dung dịch HF dùng để khắc chữ và hình trên thuỷ tinh.

II. AXIT SILIXIT (H2SiO3)

- Kết tủa keo: Không tan trong nước.

- Dễ mất nước khi đun nóng

- Là axít yếu, yếu hơn cả H2CO3: Phương trình Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3↓ + Na2CO3

III. MUỐI SILICAT

Đa số muối silicat không tan.

Chỉ có muối silicat của Kim loại kiềm tan trong H2O.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 26. Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ

Biết phân loại hợp chất hữu cơ. Có khái niệm về một số loại danh pháp phổ biến. Biết gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.

Xem chi tiết

Bài 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung bài luyện tập Tính chất của Nhôm và hợp chất của nhôm là bài tổng ôn, củng cố các kiến thức đã học về Nhôm và các hợp chất như Al O (Nhôm oxit), Al(OH) (Nhôm hidroxit), Al (SO ) (Nhôm sunfat).... Ngoài ra còn rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng giải các bài tập và các dạng toán quan trọng.

Xem chi tiết

Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8

Nắm vững những tính chất và điều chế khí oxi, thành phần của không khí, định nghĩa và phân loại oxit, sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

Xem chi tiết

Bài 36. Xicloankan

Biết cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.