Phương Trình Hoá Học

Bài 34. Một số hợp chất quan trọng của nhôm

Hiểu những tính chất của nhôm oxit, nhôm hidroxit, nhôm sunfat

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NHÔM OXIT

1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tác dụng với nước và không tan trong nước. Nóng chảy ở 2050oC.

Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại cả ở dạng ngậm nước và dạng khan: Dạng ngậm nước như boxit Al2O3.2H2O là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhôm. Dạng khan như như emeri, có độ cứng cao, dùng làm đá mài. Corinđon là ngọc thạch rất cứng, cấu tạo tinh thể trong suốt, không màu. Corinđon thường có màu là do lẫn một số tạp chất oxit kim loại. Nếu tạp chất là Cr2O3, ngọc có màu đỏ tên là rubi, nếu tạp chất là TiO2 và Fe3O4, ngọc có màu xanh tên là saphia. Rubi và saphia nhân tạo được chế tạo bằng cách nung nóng hỗn hợp nhôm oxit với Cr2O3 hoặc TiO2 và Fe3O4.

2. Tính chất hóa học

a) Tính bền

Ion Al3+ có điện tích lớn (3+) và bán kính ion nhỏ (0,048nm) bằng 1/2 bán kính ion Na2+ hoặc 2/3 bán kính ion Mg2+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2− rất mạnh, tạo nên liên kết rất bền vững. Do cấu trúc này mà Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2050oC) và khó bị khử thành kim loại Al.

b) Tính lưỡng tính

Al2O3 có tính lưỡng tính: tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch kiềm. Al2O3 thể hiện tính bazơ.

Al2O3+6HCl→2AlCl3+3H2O

Al2O3+6H+→2Al3++3H2O

Al2O3 thể hiện tính axit:

Al2O3+2NaOH+3H2O→2Na[Al(OH)4]

Al2O3+2OH+3H2O→2[Al(OH)4]

c) Ứng dụng

Tinh thể Al2O3 (corinđon) được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác, như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,...

Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.

Boxit Al2O3.2H2Olà nguyên liệu sản xuất nhôm kim loại.

II- NHÔM HIĐROXIT

1. Tính chất hóa học

a) Tính không bền với nhiệt

Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) là hợp chất không bền đối với nhiệt, khi đun nóng bị phân hủy thành nhôm oxit:

2Al(OH)3→to Al2O3+3H2O

b) Tính lưỡng tính

- Thí nghiệm 1: Thả một ít Al(OH)3 vừa được điều chế vào cốc nước, nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào Al(OH)3

Nhận xét: Khi tác dụng với axit mạnh, Al(OH)3 thể hiện tính bazơ

Al(OH)3+3HCl→AlCl3+3H2O

Al(OH)3+3H+→Al3++3H2O

- Thí nghiệm 2: Thả một ít Al(OH)3 vào cốc nước, nhỏ vài giọt dung dịch kiềm (như NaOH,KOH,...) vào Al(OH)3

Nhận xét: Khi tác dụng với kiềm, Al(OH)3 thể hiện tính axit

Al(OH)3+NaOH→Na[Al(OH)4]

Al(OH)3+OH→[Al(OH)4]

Kết luận: Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

III- NHÔM SUNFAT

Muối nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng là muối sunfat kép kali và nhôm ngậm nước, trên thị trường có tên là phèn chua. Công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là KAl(SO4)2.12H2O. Trong công thức hóa học trên, nếu thay ion K+ bằng Li+,Na+ hay NH+4 ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).

Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy (làm cho giấy không thấm nước), chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước đục,...

IV- CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH

Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+.

Al3++3OH→Al(OH)3

Al(OH)3+OH(dư)→[Al(OH)4]

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nội dung bài giảng Tính chất của phi kim tìm hiểu về một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại vàvới hiđrô. Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim.

Xem chi tiết

Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cầu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 22. Tính theo phương trình hóa học

Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm).

Xem chi tiết

Bài 48. Bài thực hành số 6. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh

Biết thao tác thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối với axit sunfuric đặc

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.