Phương Trình Hoá Học

Bài 35. Bài thực hành 5

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro ; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Thí nghiệm 1 

Điều chế khí hidro từ axit clohiđric HCl, kẽm, Đốt cháy khí hiđro trong không khí : Lắp dụng cụ như hình 5.4. Cho vào ống nghiệm 3 ml dung dịch axit clohiđric HCl và 3 – 4 hạt kẽm Zn. Đây ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hiđro không có lẫn oxi (hoặc chờ khoảng một phút cho khí hiđro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí. Nhận xét các hiện tượng.

2. Thí nghiệm 2 

Thu khí hiđro bằng cách đây không khí : Lắp dụng cụ như hình 5.4. Úp một ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí hiđro sinh ra. Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn. Quan sát, nhận xét hiện tượng.

3. Thí nghiệm 3 

Hiđro khử đồng(II) oxit : Cho vào ống nghiệm khoảng 10 ml dung dịch axit clohiđric loãng và 4 - 5 viên kẽm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh xuyên qua, ở đầu ống thuỷ tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng(II) oxit CuO (hình 5.9). Sau khi khẳng định dòng khí hiđro không có lẫn oxi, dùng đèn cồn hơ nóng đều ống thuỷ tinh, sau đó đun nóng mạnh ở chỗ có CuO. Nhận xét màu chất tạo thành, giải thích. 

TƯỜNG TRÌNH 

Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hoá học của 3 thí nghiệm. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 30. Ankađien

Nội dung bài học Ankađien tìm hiểu về Khái niệm, định nghĩa, công thức chung, phân loại, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankađien. Phương pháp điều chế và ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren. Tính chất hoá học của buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.

Xem chi tiết

Bài 14. Vật liệu polime

Nội dung bài học cung cấp cho các em khái niệm về một số vật liệu polimer: Chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu Compozit và keo dán. Thông qua tiết học các em sẽ nắm chắc thêm các thành phần cấu tạo cũng như tính chất, ứng dụng của chúng.

Xem chi tiết

Bài 23. Liên kết kim loại

Thế nào là liên kết kim loại? Kim loại có những kiểu mạng tinh thể phổ biến nào? Tính chất của tinh thể kim loại

Xem chi tiết

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Xem chi tiết

Bài 26. Luyện tập: Nhóm halogen

Bài Luyện tập Nhóm halogen hệ thống lại kiến thức, giúp các em học sinh nắm vững cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các halogen; cấu tạo phân tử của nhóm halogen. Sự biến thiên tính chất của đơn chất, hợp chất của nhóm halogen khi đi từ Iot đến Flo; Nguyên tắc chung điều chế nhóm halogen.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.