Phương Trình Hoá Học

Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Trong bài học trước các em đã biết về chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra ion, còn chất điện li yếu thì chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion. Vậy nước có phải là chất điện li hay không? sự điện li của nước là mạnh hay yếu? nồng độ pH là gì? chất chỉ thị màu axit bazơ có công dụng gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI RẤT YẾU

1. Sự điện li của nước

Bằng dụng cụ đo nhạy, người ta thấy nước cũng dẫn điện nhưng cực kì yếu.

Nước là chất điện li rất yếu: H2O ⇌ H+ + OH(1)

2. Tích số ion của nước

Từ phương trình (1) ta có thể viết được biểu thức hằng số cân bằng K của phản ứng:

                                   K=[H+][OH] / [H2O]

Thực nghiệm đã xác định được rằng, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử nước chỉ có một phân tử phân li ra ion, nên [H2O] được coi là hằng số. Từ đó, đặt:

                           KH2O=K[H2O]=[H+].[OH]

KH2O được coi là tích số ion của nước, tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác định.

Ở 25oC:KH2O=[H+].[OH]=1,0.10−14, tuy nhiên giá trị này còn được dùng ở nhiệt độ không khác nhiều với 25oC

Một cách gần đúng, có thể coi giá trị tích số ion của nước là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

Vì một phân tử H2O phân li ra một ion H+ và một ion OH, nên trong nước:

                 [H+]=[OH]= √1,0.10−14=1,0.10−7M

Nước có môi trường trung tính, nên có thể định nghĩa:

Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+]=[OH−]=1,0.10−7M

3. Ý nghĩa tích số ion của nước

a) Môi trường axit

Khi hòa tan axit vào nước, nồng độ H+ tăng, nên nồng độ OH− phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi.

Thí dụ, hòa tan axit vào nước để nồng độ H+ bằng 1,0.10−3M thì nồng độ OH− là:

                [OH−]=1,0.10−14 / [H+]=1,0.10−14 / 1,0.10−3=1,0.10−11M

Vậy môi trường axit là môi trường trong đó [H+]>[OH−] hay [H+]>1,0.10−7M.

b) Môi trường kiềm

Khi hòa tan bazơ vào nước, nồng độ OH− tăng, nên nồng độ H+ phải giảm sao cho tích số ion của nước không đổi. Thí dụ, hòa tan bazơ vào nước để nồng độ OH− bằng 1,0.10−5M thì nồng độ H+ là:

                 [H+]=1,0.10−14 / [OH−]=1,0.10−14 / 1,0.10−5=1,0.10−9M

Vậy môi trường kiềm là môi trường trong đó: [H+]<[OH−] hay [H+]<1,0.10−7M

Những thí dụ trên cho thấy, nếu biết nồng độ H+ trong dung dịch nước, thì nồng độ OH− cũng được xác định và ngược lại. Vì vậy, độ axit và độ kiềm của dung dịch có thể được đánh giá chỉ bằng nồng độ H+:

Môi trường trung tính:  [H+]=1,0.10−7M

Môi trường axit:            [H+]>1,0.10−7M

Môi trường kiềm:          [H+]<1,0.10−7M

II - KHÁI NIỆM VỀ pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ

1. Khái niệm về pH

Như đã thấy ở trên, dựa vào nồng độ H+ trong dung dịch nước có thể đánh giá được độ axit và độ kiềm của dung dịch. Nhưng dung dịch thường dùng có nồng độ H+ nhỏ, để tránh ghi nồng độ H+ với số mũ âm, người ta dùng pH với quy ước như sau:

             [H+]=1,0.10−pH(∗)M.  Nếu [H+]=1,0.10−aM  thì  pH=a.

Thí dụ:  [H+]=1,0.10−1M⇒pH=1,00: môi trường axit.

              [H+]=1,0.10−7M⇒pH=7,00: môi trường trung tính.

              [H+]=1,0.10−11M⇒pH=11,00; môi trường kiềm.

Thang pH thường dùng có giá trị 1 đến 14.

Giá trị pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. Chẳng hạn, pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi. Thực vật có thể sinh trưởng bình thường chỉ khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định đặc trưng cho mỗi loại cây. Tốc độ ăn mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào pH của nước mà kim loại tiếp xúc.

2. Chất chỉ thị axit - bazơ

Chất chỉ thị axit - bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Thí dụ, màu của hai chất chỉ thị axit bazơ là quỳ và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau được đưa ra trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

 

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn  hợp chất chỉ thị vạn năng. Dùng băng giấy tẩm dung dịch hỗn hợp này có thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch

Hình Màu của chất chỉ thị vạn năng (thuốc thử MERCK của Đức) ở các giá trị pH khác nhau.

Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch người ta dùng máy đo pH.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 49. Nhận biết một số anion trong dung dịch

Biết phản ứng nhận biết một số anion trong dung dịch

Xem chi tiết

Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng

Trong bài học này các bạn sẽ tìm hiểu về định luật bảo toàn khối lượng

Xem chi tiết

Bài 30. Kim loại kiềm thổ

Biết vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Xem chi tiết

Bài 23. Liên kết kim loại

Thế nào là liên kết kim loại? Kim loại có những kiểu mạng tinh thể phổ biến nào? Tính chất của tinh thể kim loại

Xem chi tiết

Bài 8. Xenlulozơ

Biết cấu trúc phân tử Xenlulozơ

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.