Phương Trình Hoá Học

Bài 37. Axit – Bazơ – Muối

Chúng ta đã làm quen với một loại hợp chất có tên là oxit. Trong các hợp chất vô cơ còn có các loại hợp chất khác : Axit, bazơ, muối. Chúng là những chất như thế nào ? Có công thức hoá học và tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Axit

1.Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.  

2. Công thức hoá học 

Công thức hoá học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit. 

3. Phân loại 

Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia ra làm 2 loại : Axit không có oxi (HCl, H2S...) và axit có oxi (H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3...). 

4. Tên gọi 

a) Axit không có oxi: 

Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric. 

b) Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit ; axit + tên của phi kim + ic.

II. Bazơ

1. Định nghĩa

Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

2. Công thức hóa học

Công thức hoá học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm hiđroxit -OH. Do nhóm – OH có hoá trị I nên kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH : M(OH)n , n = hoá trị của kim loại. 

3. Tên gọi 

Bazơ được gọi tên theo trình tự:

Tên bazơ: tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit

NaOH:  natri hiđroxit ;

Ca(OH)2 : canxi hiđroxit ;

Cu(OH)2 : đồng(II) hiđroxit ;

Fe(OH)3 : sắt(III) hiđroxit. 

4. Phân loại 

Các bazơ được chia làm 2 loại tuỳ theo tính tan của chúng.

a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm. 

Thí dụ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

b) Bazơ không tan trong nước

Thí dụ : Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3 

III. MUỐI

1. Khái niệm 

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 

2. Công thức hoá học 

Công thức hoá học của muối gồm 2 phần : kim loại và gốc axit. 

3. Tên gọi 

Muối được gọi tên theo trình tự sau :

Tên muối : tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

Na2SO4 : natri sunfat ;

Na2SO3 : natri sunfit ;

ZnCl2 : kẽm clorua ;

Fe(NO3)3 : sắt(III) nitrat ;

KHCO3 : kali hidrocacbonat.

4. Phân loại 

Theo thành phần, muối được chia ra hai loại : muối trung hoà và muối axit.

a) Muối trung hoà 

Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. 

Thí dụ : Na2SO4; Na2CO3; CaCO3

b) Muối axit 

Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Thí dụ : NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2

 

1. Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Thí dụ : HCl – axit clohiđric, H2SO3, - axit sunfurơ, H2SO4,-axit sunfuric.

2. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH). Thí dụ : NaOH - natri hidroxit, Ca(OH)2 - canxi hiđroxit, Fe(OH)3 - sắt(III) hiđroxit. 

3. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Thí dụ : NaCl - natri clorua, BaSO4 - bari sunfat, NaHCO3-natri hiđrocacbonat. 

Đọc thêm

- Axit sunfuric H2SO4, axit clohiđric HCl, axit nitric HNO3 là những axit quan trọng trong sản xuất và đời sống. Axit axetic có trong giấm ăn, axit xitric có trong quả chanh.

- Natri hiđroxit (xút ăn da) NaOH, kali hiđroxit KOH, canxi hiđroxit Ca(OH)2 (nước vôi) là những bazơ quan trọng. 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 2. Phân loại các chất điện li

Hiểu về độ điện li, cân bằng điện li là gì?

Xem chi tiết

Bài 19. Luyện tập về Liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. Sự lai hóa các obitan nguyên tử

Củng cố kiến thức, vận dụng lý thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Trong bài học trước các em đã biết về chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra ion, còn chất điện li yếu thì chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion. Vậy nước có phải là chất điện li hay không? sự điện li của nước là mạnh hay yếu? nồng độ pH là gì? chất chỉ thị màu axit bazơ có công dụng gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 OXI – KHÔNG KHÍ

Ở các lớp dưới, các biết gì về nguyên tố oxi, về đơn chất phi kim oxi? Các bạn có nhận xét gì về màu sắc, mùi vị và tính tan trong nước của khí oxi? Oxi có thể tác dụng với các chất khác được không? Nếu được thì mạnh hay yếu? Cụ thể chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề trên trong bài giảng Tính chất của oxi ngày hôm nay nhé.

Xem chi tiết

Bài 13. Phản ứng hóa học

Thanh sắt để lâu ngày ngoài không khí, sau một thời gian thanh sắt đổi màu. Đó là hiện tượng gì, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học này.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.