Phương Trình Hoá Học

Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt,

Bài Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom củng cố kiến thức đã học về Crom, Sắt, Đồng và hợp chất của chúng. Đồng thời bài học cũng rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi chép và giải thích các hiện tượng hóa học diễn ra.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

I. Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm, rót vào 3- 4 ml dung dịch HCl. Đun nóng nhẹ để thấy rõ bọt khí sủi lên.

Nhận xét màu của dung dịch mới tạo thành khi phản ứng gần kết thúc (lúc bọt khí sủi lên chậm). Viết phương trình hóa học của phản ứng.

II. Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2

Lấy dung dịch FeCl2 vừa điều chế được ở thí nghiệm 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau:

- Đun sôi 4 - 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch.

- Rót nhanh 2 - 3 ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH.

Quan sát màu của kết tủa vừa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối buổi thí nghiệm để quan sát tiếp. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

III. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7

Điều chế dung dịch FeSO4 bằng cách cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 - 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.

IV. Thí nghiệm 4: Phản ứng của đồng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Cho 1 - 2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2 - 3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.

Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được. Tiếp tục quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 17. Liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất và hợp chất được hình thành như thế nào? Sự phân cực trong liên kết cộng hóa trị như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi qua lại hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng "Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic".

Xem chi tiết

Bài 50. Thực hành. Tính chất của một số hiđrocacbon thơm

Rèn luyện kỹ năng thực hành và quan sát thí nghiệm hóa hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 3. Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

Nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton, nhưng mỗi nguyên tố lại là tập hợp của nhiều "đồng vị". Vậy như thế nào thì được gọi là đồng vị? Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình khác nhau như thế nào... Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này.

Xem chi tiết

Bài 32. Phản ứng oxi hóa – khử

- Sự khử (quá trình khử) của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó. - Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.