Phương Trình Hoá Học

Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất, ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống, chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. SILIC

1. Trạng thái thiên nhiên

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở tồn tại ở dạng hợp chất.

- Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất

a. Tính chất vật lí

- Silic là chất rắn, màu xám

- Khó nóng chảy

- Có vẻ sáng của kim loại

- Silic tinh thể là chất bán dẫn: là chất cách điện ở nhiệt độ thường, khi ở nhiệt độ cao trở thành chất dẫn điện. Silic tinh thể được ứng dụng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời.

b. Tính chất hóa học

- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo.

- Tính chất hóa học đặc trưng củá Si là tính khử: tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.

Si(r) + O2(k)  -> SiO2(r) (điều kiện nhiệt độ)

II. Silic đioxit (SiO2)

-  SiO2 là chất rắn, không tan trong nước.

a. Tác dụng với kiềm tạo muối và nước

SiO2 + 2NaOH -> Na2SiO3 + H2O (điều kiện nhiệt độ)

b)Tác dụng với oxit bazơ tạo muối

SiO2 + CaO  -> CaSiO3 (điều kiện nhiệt độ)

III. Công nghiệp silicat

- Công nghiệp silicat là một ngành công nghiệp rất phát triển hiện nay, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Sản phẩm chính của công nghiệp silicat gồm:

+ Đồ gốm, đồ sứ.

+ Thủy tinh.

 + Xi măng.

1. Sản xuất đồ gốm sứ

Nguyên liệu chính:

Đất sét, thạch anh, fenpat.

Các công đoạn chính

Nhào đất sét, thach anh, và fenpat với nước rồi tạo hình, sấy khô.

Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp.

Cơ sở sản xuất

Gốm sứ bát tràng, Hải Dương, Đồng Nai.

2. Sản xuất xi măng

Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát

Các công đoạn chính: 

Nghiền nhỏ hỗn hợp thành dạng bùn.

Nung hỗn hợp trên trong lò quay ở nhiệt độ 1400 → 1500oC thu được clanhke rắn

Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn đó là xi măng

Cơ sở sản xuất xi măng ở nước ta: Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam

3. Sản xuất thuỷ tinh

Nguyên liệu chính

Các thạch anh (cát trắng), đá vôi, sôđa (Na2CO3)

Các công đoạn chính

Trộn hỗn hợp theo tỉ lệ thích hợp.

Nung hỗn hợp khoảng 900oC

Làm nguội từ từ được thuỷ tinh dẻo, ép thổi thuỷ tinh dẻo thành các đồ vật

Các cơ sở sản xuất chính: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 32. Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Nội dung bài giảng Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức trong chương như: tính chất của phi kim, tính chất của clo,C, Si, CO, CO , H CO , muối cacbonat. Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ

Nội dung bài Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ chính là bài tổng ôn, ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức cũng như kĩ năng nhận biết một số ion trong dung dịch và chất khí.

Xem chi tiết

Bài 20. Tỉ khối của chất khí

Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khi nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiều, hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học.

Xem chi tiết

Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ

Các bạn đã được nghiên cứu về tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơlà Oxit, Axit, Bazơ và Muối. Vậy 4 loại hợp chất này có sự chuyển đổi qua lại với nhau như thế nào? Và điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì? Để biết điều đó chúng ta đi vào bài mới: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

Xem chi tiết

Bài 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Bài thực hành giúp các em hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm; Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.