Phương Trình Hoá Học

Bài 47. Bài thực hành số 5. Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Biết thao tác thí nghiệm an toàn chính xác

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh

- Tiến hành TN:

+ Đốt nóng đỏ 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình oxi

+ Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn

- Hiện tượng:

+ Đoạn dây thép cháy đỏ. Khi đưa vào bình oxi, dây thép tiếp tục cháy sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn ra như pháo hoa.

PTHH: 3Fe + 2O2 -to→ Fe3O4

Fe: chất khử

O2: chất oxi hóa

+ Fe và S cháy mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, hỗn hợp đỏ rực.

PTHH: Fe + S -to→ FeS

Fe: chất khử

S: chất oxi hóa

- Giải thích: Oxi và lưu huỳnh có tính oxi hóa, có khả năng oxi hóa nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.

Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh

- Tiến hành TN: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình oxi.

- Hiện tượng: Khi đốt, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó sôi, mùi hắc khó chịu. Khi đưa vào bình oxi phản ứng cháy mãnh liệt hơn.

- Giải thích: S bị oxi hóa bởi oxi. Trong môi trường nhiều oxi, phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.

PTHH: S + O2 -to→ SO2

S: Chất khử

O2: Chất oxi hóa

Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

- Tiến hành TN: Đun nóng liên tục 1 ít lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn

- Hiện tượng: Lưu huỳnh rắn màu vàng → chất lỏng màu vàng linh động → quánh nhớt → màu nâu đỏ → lưu huỳnh màu da cam.

- Giải thích: Trạng thái của S phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi đun nóng ở các nhiệt độ khác nhau S có cấu tạo phân tử và trạng thái khác nhau.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ

Xin được chia sẻ với các bạn bài sự điện li của nước, pH, Chất chỉ thị axit - bazơ trong chương trình lớp 11. Hi vọng bài đăng này của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết đánh giá độ axit , bazơ của dung dịch dựa vào độ pH và biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Xem chi tiết

Bài 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt,

Bài Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom củng cố kiến thức đã học về Crom, Sắt, Đồng và hợp chất của chúng. Đồng thời bài học cũng rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi chép và giải thích các hiện tượng hóa học diễn ra.

Xem chi tiết

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Nội dung bài học chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi Vì sao Sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và ôn tập lại các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Sắt(II), Sắt (III). Đồng thời rèn luyện cho các em các kĩ năng giải bài tập về Sắt và các hợp chất của Sắt

Xem chi tiết

Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hiểu được tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được quy luật biến đổi hóa trị, tính axit-bazo của oxit và hidroxit của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.