Glucose (còn gọi là dextrose ) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất.
Phân tử khối: 180
Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột.
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Glucozơ có nhiều trong quả chín (đặc biệt là trong quả nho), glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Nóng chảy ở 146°C (dạng α của vòng pyranose) và 150°C ( dạng β của vòng pyranose).
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng oxi hóa Glucozo
Phản ứng tráng bạc: cho vào ống nghiệm sạch 1ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết. Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucose. Đun nóng nhẹ ống nghiệm. Trên thành ống nghiệm xuất hiện một lớp bạc sáng như gương.
C6H12O6 + Ag2O -> 2Ag↓ + C6H12O7 (xúc tác NH3)
- Ứng dụng của phản ứng này là dùng để tráng gương, tráng ruột phích nhưng như vậy sẽ lãng phí nguồn năng lượng từ glucozơ trong khi Xenlulozơ có nhiều trong tre, nứa không ăn được cũng có phản ứng này. Do đó, ngày nay người ta thường sử dụng Xenlulozơ để tráng gương.
2. Phản ứng lên men rượu
- Dưới tác dụng của các enzym khác nhau, phân tử glucose tham gia vào một số phản ứng lên men tạo thàn
các sản phẩm cuối cùng như ethanol, acid butyric, acid lactic, acid citric,...
C6H12O6 -> 2C2H5OH + 2CO2 (xúc tác men rượu, nhiệt độ 30- 32oC
IV. GLUCOZO CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?
- Pha huyết thanh.
- Tráng gương, tráng ruột phích.
- Sản xuất rượu etylic…