Phương Trình Hoá Học

Bài 50. Nhận biết một số chất khí

Biết phản ứng tạo thành sản phẩm đặc trưng để nhận biết một số chất khi vô cơ

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ NHẬN BIẾT

Để nhận biết một số chất khí, người ta có thể dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó. Thí dụ, có thể dựa vào mùi trứng thối đặc biệt của H2S để nhận ra khí này, hoặc nhận ra khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng của nó.

II- NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ

1. Nhận biết khí CO2

Khí CO2 không màu, không mùi, nặng hơn không khí, rất ít tan trong nước, nên khi tạo thành từ dung dịch nước nó sủi bọt khá mạnh.

Để hấp thụ khí CO2, người ta thường dùng bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 hoặc lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Khí CO2 bị hấp thụ đồng thời tạo thành kết tủa trắng:

CO2+Ba(OH)2(dư)→BaCO3↓+H2O

2. Nhận biết khí SO2

- Khí SO2 không màu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc, làm vẫn đục nước vôi trong như CO2.

- Thuốc thử tốt nhất để hấp thụ khí SO2 đồng thời nhận biết nó và phân biệt nó với khí CO2 là dung dịch brom dư hoặc dung dịch iot dư đều có màu đỏ nâu:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

SO2 + I2 + 2H2O → H2SO4 + 2HI

Vì vậy, khí SO2 làm nhạt màu dung dịch brom hoặc dung dịch iot.

3. Nhận biết khí Cl2

Khí Cl2 có màu vàng lục, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, ít tan trong nước. Ta có thể nhận ra một lượng khí clo rất nhỏ có trong không khí bằng mùi hắc rất đặc biệt của nó.

Dùng giấy tẩm KI và hồ tinh bột thấm ướt để nhận ra khí clo (cũng như dùng giấy đó để nhận biết ozon):

Cl2 + 2KI → 2KCl+I2

I2 tạo với hồ tinh bột một hỗn hợp có màu xanh tím.

4. Nhận biết khí NO2

NO2 nặng hơn không khí, màu nâu đỏ, độc, ít tan trong nước và phản ứng được với nước tạo thành HNO3:

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Nhận ra HNO3 bằng bột Cu.

Khi nồng độ khí NO2 đủ lớn ta cũng có thể nhận ra bằng màu nâu đỏ của nó.

5. Nhận biết khí H2S

H2S là khí không màu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc. Lượng rất nhỏ khí H2S có trong không khí cũng dễ dàng nhận ra nhờ mùi trứng thối khó chịu của nó. Khí H2S dễ tạo kết tủa sunfua có màu với các dung dịch của nhiều muối ngay trong môi trường axit:

H2S+Cu2+→CuS↓+2H+

                   màu đen

H2S+Pb2+→PbS↓+2H+

                    màu đen

Do đó, có thể dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì (II) axetat không màu để nhận biết sự có mặt của khí này (phản ứng trên xảy ra tạo thành kết tủa màu đen trên miếng giấy lọc có tẩm muối Pb2+ được thấm ướt bằng nước).

6. Nhận biết khí NH3

NH3 là khí không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng, kích thích mắt và hệ thống hô hấp rất mạnh. Lượng rất nhỏ khí này trong không khí cũng khiến ta nhận ra ngay bằng mùi khai đặc trưng của nó.

NH3 tan nhiều trong nước và là một bazơ yếu, nên dùng miếng giấy quỳ tím thấm ướt bằng nước cất có thể nhận biết được khí NH3 trong không khí. Khi đó màu tím của giấy quỳ chuyển thành màu xanh, cùng với mùi khai của khí. Phản ứng này khẳng định sự có mặt của NH3 trong không khí.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Nội dung bài giảng Mở đầu về hóa học hữu cơ tìm hiểu về khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo; Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Xem chi tiết

Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử

Nội dung bài học giúp các bạn nắm bắt sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố như thế nào? Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

Xem chi tiết

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Xem chi tiết

Bài 23.Sự ăn mòn kim loại

Hiểu được thế nào là ăn mòn kim loại

Xem chi tiết

Bài 46. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

Các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi qua lại hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng "Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic".

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.