Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 6. Bài 28. Kim loại kiềm

Biết vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn

Sáu nguyên tố hóa học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng ở mỗi đầu chu kì (trừ chu kì 1)

2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm

Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có ở 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử.

Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.

Thí dụ:

Na             →     Na++e

[Ne]3s1             [Ne]

Rb             →   Rb++e

[Kr]5s             [Kr]

Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì.

Thí dụ:

Kim loại:                 Na       Mg          Al         Fe           Zn

I1(kJ/mol):              497      738          578       759         906

Do vậy, các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh:  M→M++e

Năng lượng ion hóa I2 của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (từ 6 đến 14 lần). Vì vậy, trong các phản ứng hóa học nguyên tử kim loại kiềm chỉ nhường 1 electron.

Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs.

Số oxi hóa: Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1

Thế điện cực chuẩn: Thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm có giá trị rất âm.

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít

1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Thí dụ, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm đều thấp hơn 200oC

Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững.

2. Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác.

Khối lượng riêng của các kim loại kiềm nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

3. Tính cứng

Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hóa I1 thấp và thế điện cực chuẩn E0 có giá trị rất âm. Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.

1. Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim. Thí dụ, kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô tạo ra natri peoxit Na2O2. Trong hợp chất peoxit, oxi có số oxi hóa −1:

2Na+O2→to Na2O2(r)

2. Tác dụng với axit

Do thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử E02H+/H2=0,00V, thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử của kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl,H2SO4 loãng) thành khí H2 (phản ứng gây nổ nguy hiểm):

2Li+2HCl→2LiCl+H2

Dạng tổng quát:   

2M+2H+→2M++H2

3. Tác dụng với nước

Vì thế điện cực chuẩn (E0M+/M) của kim loại kiềm nhỏ hơn nhiều so với thế điện cực của hidro ở pH=7(E0H2O/H2=−0,41V) nên kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro:

2Na+2H2O→2NaOH(dd)+H2

Dạng tổng quát:

2M+2H2O→2MOH(dd)+H2

Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.

IV- ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. Ứng dụng của kim loại kiềm

Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng:

Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,...

Các kim loại kali và natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân.

Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.

Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.

2. Điều chế kim loại kiềm

Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng:

M++e→M

Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.

Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Thí dụ: điện phân muối NaCl nóng chảy

Để hạ nhiệt độ nóng chảy của NaCl ở 800oC xuống nhiệt độ thấp hơn, người ta dùng hỗn hợp gồm 2 phần NaCl và 3 phần CaCl2 theo khối lượng. Hỗn hợp này có nhiệt độ nóng chảy dưới 6000C . Cực dương (anot) bằng than chì (graphit), cực âm (catot) bằng thép. Giữa hai cực có vách ngăn bằng thép.

Các phản ứng xảy ra ở các điện cực:

Ở catot (cực âm) xảy ra sự khử ion Na+ thành kim loại Na: Na++e→Na

Ở anot (cực dương) xảy ra sự ion hóa ion Cl− thành Cl2: 2Cl→Cl2+2e

Phương trình điện phân:  2NaCl→−đpnc 2Na+H2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 30. Kim loại kiềm thổ

Biết vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Kim loại có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nào ? Nhôm, sắt có những tính chất và ứng dụng gì ? Hợp kim là gì ? Sản xuất gang và thép như thế nào ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

Xem chi tiết

Bài 22. Clo

Nội dung bài giảng Clo tìm hiểu về Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Kiến thức trọng tâm: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro), Clo còn thể hiện tính khử

Xem chi tiết

Bài 42. Khái niệm về tecpen

Biết khái niệm về tecpen, thành phần và cấu tạo của tecpen. Biết nguồn gốc vμ giá trị của một số đại biểu tecpen để bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lí nguồn tecpen

Xem chi tiết

Bài 35. Brom

Brom có những tính chất hóa học giống và khác các halogen khác như thế nào?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.