Phương Trình Hoá Học

Bài 7. Tinh bột

Biết cấu trúc phân tử và tính chất của tinh bột. Biết sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN

Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước. Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột.

Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô,...), củ (khoai, sắn,...) và quả (táo, chuối,...). Hàm lượng tinh bột trong khoảng 80%, trong ngô khoảng 70%, trong củ khoai tây tươi khoảng 20%.

II- CẤU TRÚC PHÂN TỬ

Tinh bột hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Cả hai đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n trong đó C6H10O5 là gốc α-glucozơ

Amilozơ chiếm 20-30% khối lượng tinh bột. Trong phân tử amilozơ các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit tạo thành một chuỗi dài không phân nhánh. Phân tử khối của amilozơ vào khoảng 150.000−600.000 (ứng với n khoảng 1000−4000). Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo.

a) Các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozơ

b) Mô hình phân tử amilozơ

Amilopectin chiếm khoảng 70-80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh. Cứ khoảng 20-30% mắt xích α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit thì tạo thành một chuỗi. Do có thêm liên kết từ C1 của chuỗi này với C6 của chuỗi kia qua nguyên tử O (gọi là liên kết α-1,6-glicozit) nên chuỗi bị phân nhánh như mô tả ở hình dưới. Phân tử khối của amilopectin vào khoảng từ 300.000−3.000.000 (ứng với n từ 2000 đến 200.000).

a) Liên kết α−1,4-glicozit và liên kết α−1,6-glicozit

b) Mô hình phân tử amilopectin

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng thủy phân

a) Thủy phân nhờ xúc tác axit

Dung dịch tinh bột không có phản ứng tráng bạc nhưng sau khi đun nóng với axit vô cơ loãng ta được dung dịch có phản ứng tráng bạc. Nguyên nhân là do tinh bột bị thủy phân hoàn toàn cho glucozơ:

(C6H10O5)n+nH2O→ (H+,to) nC6H12O6

b) Thủy phân nhờ enzim

Phản ứng thủy phân tinh bột cũng xảy ra nhờ một số enzim. Nhờ enzim α− và β−amilaza (có trong nước bọt và trong mầm lúa) tinh bột bị thủy phân thành đextrin (C6H10O5)x (x<n) rồi thành mantozơ, mantozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim mantaza

2. Phản ứng màu với dung dịch iot

Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột hoặc vào mặt cắt của củ khoai lang.

Hiện tượng: Dung dịch hồ tinh bột đựng trong ống nghiệm cũng như mặt cắt củ khoai lang đều nhuốm màu xanh tím. Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện.

Giải thích: Phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại

IV- SỰ CHUYỂN HÓA TINH BỘT TRONG CƠ THỂ

Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người. Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzim mantaza giúp cho việc thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua  thành mao trạng ruột vào máu. Trong máu nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% . Lượng glucozơ dư được chuyển về gan: ở đây glucozơ hợp thành enzim thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm xuống dưới 0,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể. Tại các mô, glucozơ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2 à H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:

V- SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT TRONG CÂY XANH

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí cacbonic được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rẽ cây hút từ đất. Chất diệp lục (clorophin) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp. Quá trình xảy ra phức tạp qua nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn tạo thành glucozơ, có thể được viết bằng phương trình hóa học đơn giản sau:

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Bài thực hành giúp các em hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm; Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...

Xem chi tiết

Bài 10. Amino axit

Nôi dung bài học tìm hiểu đầy đủ khái niệm, tính chất hóa học điển hình cũng như những hiểu biết về ứng dụng Amino axit.

Xem chi tiết

Bài 17. Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho

• Biết tính chất của các dạng thù hình của photpho, của axit photphoric và muối photphat. • Biết những ứng dụng, phương pháp điều chế photpho và các hợp chất của photpho. • Rèn luyện kĩ năng giải bài tập

Xem chi tiết

Bài 45. Axit cacboxylic

Bài học giúp các bạn nắm khái niệm Axit cacboxylic là gì, cách phân loại và gọi tên Axit cacboxylic. Biết về cấu tạo, tính chất hóa học hóa học đậc trưng và ứng dụng của Axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Nội dung bài học chia sẻ tới các bạn bài Bài thực hành 1: Tính chất axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.