Phương Trình Hoá Học

Bài 47. Chất béo

Chất béo bao gồm một nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước. Về mặt hóa học, chất béo là triglycerides, este của glyxerol và một vài loại axit béo.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU

Các loại chất béo động vật có thể ăn được là mỡ lợn, dầu cá, bơ, mỡ cá voi. Chúng được lấy từ chất béo trong sữa và thức ăn, và dưới da, của động vật. Các loại chất béo thực vật ăn được có thể kể đến đậu phộng, đậu nành, hướng dương, vừng, dừa, dầu ô liu và bơ ca cao.

II. CHẤT BÉO CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÝ QUAN TRỌNG NÀO?

- Mỡ ở thể rắn, còn dầu ở thể lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong dầu hỏa, xăng…

III. CHẤT BÉO CÓ THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

 Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là  (R-COO)3C3H5.

- Glixerol (glixerin) có công thức cấu tạo sau:

Viết gọn là C3H5(OH)3

- Axit béo là axit hữu cơ có công thức chung là R-COOH, trong đó R là gốc hiđrocacbon. R có thể là các gốc C17H35- , C17H33- , C17H31- , C15H31-,…

IV. CHẤT BÉO CÓ TÍNH CHẤT HÓA HỌC QUAN TRỌNG NÀO?

- Phản ứng thủy phân: Thủy phân trong môi trường axit: Khi đun nóng chất béo với nước, có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra các axit béo và glixerol.

(RCOO)3C3H5  +  3HO → 3RCOOH  +  C3H5(OH)3 ( xúc tác axit, nhiệt độ)

- Thủy phân trong  môi trường kiềm: Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.

(RCOO)3C3H5  +  3NaOH  → 3RCOONa  +  C3H5(OH)3.

- Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

V. CHẤT BÉO CÓ ỨNG DỤNG GÌ?

- Làm thức ăn cho người và động vật.

- Dùng để sản xuất xà phòng, glixerol.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Chương II. Nhóm Nito Bài 9. Khái quát về nhớm Nitơ

Biết được nhóm Nito gồm những nguyên tố nào

Xem chi tiết

Bài 1. Thành phần nguyên tử

Nội dung bài giảng trình bày các thí nghiệm tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron và cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng...  

Xem chi tiết

Bài 31. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

Hiểu tính chất hóa học của một số hợp chất kim loại kiềm thổ: hidroxit, cacbonat, sunfat

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt

Nội dung bài học chính là câu trả lời sâu sắc cho câu hỏi Vì sao Sắt thường có số oxi hóa +2, +3 và ôn tập lại các tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Sắt(II), Sắt (III). Đồng thời rèn luyện cho các em các kĩ năng giải bài tập về Sắt và các hợp chất của Sắt

Xem chi tiết

Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học

Nội dung bài giảng củng cố lại các kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh các hiện tượng thí nghiệm và giải thích bằng kiến thức đã học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.