Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 3 AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN

Nội dung bài học trình bày cô đọng kiến thức về khái niệm, phân loại và cách gọi tên Aminđồng thời nhấn mạnh đến các tính chất của Amin.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

1. Khái niệm, phân loại

- Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

- Amin được phân loại theo hai cách thông dụng nhất:

+ Theo gốc hiđrocacbon:

* Amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2,...,

* Amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,...

+ Theo bậc của amin (Bậc amin thường được tính bằng số gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử nitơ):

* Amin bậc một như C2H5NH2

* Amin bậc hai như CH3-NH-CH3

* Amin bậc ba như

2. Danh pháp

Tên của các amin thường được gọi theo tên gốc - chức (gốc hiđrocacbon với chức amin) và tên thay thế.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa.

- Các amin đều độc.

III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử amin, nguyên tử N tạo được một, hai hoặc ba liên kết với gốc hiđrocacbon, tương ứng có amin bậc một RNH2, amin bậc hai R-NH-R1, amin bậc ba :

Như vậy, phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự như trong phân tử NH3 nên các amin có tính bazơ. Ngoài ra, amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.

2. Tính chất hóa học

- Tính bazơ

* Thí nghiệm 1

Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin hoặc propylamin, màu quỳ tím chuyển thành xanh. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch anilin, màu quỳ tím không đổi.

Giải thích:

Metylamin và propylamin cũng như nhiều amin khác khi tan trong nước phản ứng với nước tương tự NH3, sinh ra ion OH-. 

Thí dụ:

Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất kém với nước.

* Thí nghiệm 2

Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng nước. Anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm. Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, thấy anilin tan. Đó là do anilin có tính bazơ, tác dụng với axit:

Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,... có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.

Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì lực bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là do ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol). Như vậy, có thể so sánh lực bazơ như sau:

- Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

* Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn 1 ml anilin, thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.

* Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

Phản ứng này dùng để nhận biết anilin.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 23.Sự ăn mòn kim loại

Hiểu được thế nào là ăn mòn kim loại

Xem chi tiết

Bài 7. Bài thực hành 2 - Sự lan tỏa của chất

Khi đứng trước những bông hoa có hương, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan toả vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động.

Xem chi tiết

Bài 10. Một số muối quan trọng

Bài học hôm nay các bạn sẽ được nghiên cứu hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kali nitrat. Vậy các muối này có những tính chất gì và ứng dụng ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới.

Xem chi tiết

Bài 12. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hiểu được tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được quy luật biến đổi hóa trị, tính axit-bazo của oxit và hidroxit của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.