Phương Trình Hoá Học

Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Bài giảng trình bày các nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học: khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Hướng dẫn cách viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân cấu tạo và biết sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. CÔNG THỨC CẤU TẠO

1. Khái niệm

Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết ( liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.

2. Các loại công thức cấu tạo

II. THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC

1. Nội dung

a) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ ra hợp chất khác.

b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử các bon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon ( mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh).

c) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử ( bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học ( thứ tự liên kết các nguyên tử).

2. Ý nghĩa

Thuyết cấu tạo hoá học giúp giải thích được hiện tượng đồng đẳng, đồng phân

III. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN

1. Đồng đẳng

Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

Ví dụ: C2H4, C3H6, C4H8,… CnH2n

2. Đồng phân

Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.

Phân loại: đồng phân lập thể và đồng phân cấu tạo.

Ví dụ: Ancol etylic (CH3 – CH2 – OH) và đimetyl ete (CH3 – O – CH3)

IV. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Liên kết đơn (liên kết δ) do một cặp electron dùng chung tạo nên và được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử. Liên kết δ là liên kết bền

Liên kết đôi do 2 cặp eletron chung giữa hai nguyên tử tạo nên. Liên kết đôi gồm một liên kết δ và một liên kết π.

Liên kết ba do 3 cặp electron chung giữa hai nguyên tử tạo nên. Liên kết ba gồm một liên kết δ và hai liên kết π.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hiểu bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

Xem chi tiết

Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Nội dung bài học Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn tìm hiểu Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học? Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim? Khái niệm độ âm điện và sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất đối với oxi của nguyên tố trong oxit và hóa trị cao nhất trong hợp chất khí đối với hiđro. Sự biến đổi tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A. Hiểu được định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 51. Saccarozơ

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài giảng về Saccarozơ sau

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.