Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION

1. Ion, cation và anion

a)  Sự tạo thành ion

- Nguyên tử luôn trung hòa về điện, nhưng khi nguyên tử nhường hay nhận thêm electron thì nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion.

b) Sự tạo thành Cation

- Khi nguyên tử kim loại nhường đi e ngoài cùng thì biến thành ion dương (hay Cation).

- Các nguyên tử kim loại lớp ngoài cùng có 1,2,3 electron → dễ nhường electron để tạo ra cation (ion dương) có cấu hình bền vững của khí hiếm.

Thí dụ : Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)

Cấu hình e:   1s22s1 

   1s22s1 →  1s2  +  1e

  (Li)            (Li+)

 Hay:  Li →  Li+  +  1e

c) Sự tạo thành anion

Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm e của  nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion

2. Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử

a) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử . Thí dụ cation Li+ , Na+ , Mg2+ , Al3+ và anion F , Cl, S2-…….

b) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm . Thí dụ : cation amoni NH4+ , anion hidroxit OH , anion sunfat SO42– , …….

II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION

Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:

Na →   Na+ + 1e

Cl +1e →  Cl-

Na     +  Cl     →       Na+     +     Cl

(2, 8, 1)      (2, 8, 7)      (2, 8)         (2, 8, 8)

Hai ion tạo thành Na+ và Cl mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện , tạo nên phân tử NaCl 

Na+  +  Cl    →    NaCl

Định nghĩa : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu  

III. TINH THỂ ION

1. Tinh thể NaCl

Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể. Trong mạng tinh thể NaCl các ion Na ,Cl được phân bố luân phiên đều đặn và có trật tự trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ. Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu liên kết với nó.

2. Tính chất chung của hợp chất ion

- Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể. Tinh thể NaCl cũng như các tinh thể khác đều có tính chất là rất bền vững và có nhiệt độ nóng chảy cao, tan nhiều trong nước, trong nước chúng dễ phân li thành ion và có tính dẫn điện

- Tinh thể ion gồm các ion. Các ion này liên kết với nhau nhờ lực hút tĩnh điện. Đó là liên kết ion, 1 loại liên kết hoá học mạnh, muốn phá vỡ chúng cần tiêu tốn năng lượng rất lớn

- Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn. Các hợp chất ion đều

khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.

- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy, khi hòa tan trong nước chúng tạo thành dung

dịch dẫn được điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn được điện.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 23.Sự ăn mòn kim loại

Hiểu được thế nào là ăn mòn kim loại

Xem chi tiết

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

CHƯƠNG 6 KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, giúp các em học sinh biết được vị trí của kim loại kiềm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm như NaOH (Natri hidroxit), NaHCO (Natri hidrocacbonat), Na CO (Natri cacbonat), KNO (Kali nitrat)...

Xem chi tiết

Bài 33. Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế

Như chúng ta đã biết, những ứng dụng của hidro là không thể bàn cãi. Nhưng khí hidro không có sẵn cho chúng ta sử dụng vào đời sống và sản xuất. Vậy, trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, khí hidro được điều chế như thế nào? Phản ứng điều chế khí hidro thuộc loại phản ứng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Xem chi tiết

Bài 21. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Hiệu độ âm điện ảnh hưởng như thế nào đến các kiểu liên kết hóa học?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.