Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Nội dung bài học trình bày vị trí của kim loại trong Bảng hệ thống tuần hoàn; cấu tạo của kim loại cũng như liên kết kim loại.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Các nguyên tố hóa học được phân thành kim loại và phi kim. Trên 110 nguyên tố hóa học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA (trừ hiđro), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).

- Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

II. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

1. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).

Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.

2. Cấu tạo tinh thể

Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.

Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

Tinh thể kim loại có ba kiểu mạng phổ biến sau:

- Mạng tinh thể lục phương: Be, Mg, Zn,...

- Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Cu, Ag, Au, Al,...

- Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Li, Na, K, V, Mo,...

3. Liên kết kim loại

Ở trạng thái lỏng và rắn, các nguyên tử kim loại liên kết với nhau bằng một kiểu liên kết hóa học riêng gọi là liên kết kim loại.

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Xem chi tiết

Bài 45. Thực hành. Tính chất của hiđrocacbon không no

Ôn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ

Xem chi tiết

Bài 27. Nhôm và hợp chất của nhôm

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm, giúp các em học sinh biết được vị trí của nhôm trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp sản xuất Nhôm. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Nhôm như: Al O (Nhôm oxit), Al(OH) (Nhôm hidroxit), Al (SO ) (Nhôm sunfat)...

Xem chi tiết

Bài 20. Cacbon

• Biết cấu trúc và tính chất vật lí của các dạng thù hình chính của cacbon. • Biết các tính chất hoá học cơ bản của cacbon, vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và sản xuất

Xem chi tiết

Bài 30. Bài thực hành 4

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, về tính chất vật lý và tính chất hoá học của oxi. Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.