Phương Trình Hoá Học

CHƯƠNG 6 OXI – LƯU HUỲNH

Nội dung chính của bài học Oxi - Ozon tìm hiểu tính chất hóa học cơ bản của khí Oxi và khí Ozon? Những phản ứng hóa học nào có thể chứng minh cho những tính chất này? Phương pháp điều chế khí Oxi như thế nào, vai trò của khí oxi đối với đời sống và sản xuất như thế nào? Ảnh hưởng khí Ozon đến đời sống trên Trái Đất như thế nào?

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. OXI

I. VỊ TRÍ CẤU TẠO

Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8, thuộc nhóm VIA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.

Trong điều kiện bình thường, phân tử oxi có 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị không cực

Công thức cấu tạo của phân tử oxi là O=O.      

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí . Dưới áp suất khí quyển, oxi hoá lỏng ở nhiệt độ -183oC. Khi oxi hoá ít trong nước (100ml nước ở 20oC, 1 atm hoà tan được 3,1ml khí oxi. Độ tan của khí oxi ở 20oC và 1 atm là 0,0043 g trong 100g H2O).

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

 

Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).

Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2. Oxi tác dụng với hàu hết các kim loại (trừ Au, Pt ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Dưới đây là một số thí dụ:

1. Tác dụng với kim loại

Magie cháy trong khí oxi: 2Mg  + O2 →   2MgO

2. Tác dụng với phi kim

Cacbon cháy trong khí oxi: C + O2 →  CO2

3. Tác dụng với hợp chất

CO cháy trong không khí: 2CO + O2  →  2CO2

Etanol cháy trong không khí: C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

IV. ỨNG DỤNG

Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Mỗi người mỗi ngày cần từ 20 - 30m3 không khí để thở.

Hằng năm, các nước trên thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp.

V. ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách phân huỷ những hợp chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4 (rắn), KClO3 (rắn)... 

2KMnO4 →(to)  K2MnO4 + MnO2 + O2↑     

2KClO3   →(to ; xt: MnO2)  2KCl + 3O2

2. Sản xuất oxi trong công nghiệp

a. Từ không khí: Không khí sau khi đã loại bỏ hết hơi nước, bụi, khí cácbon đioxit, được hoá lỏng. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được oxi. Oxi được vận chuyển trong những bình thép có dung tích 100lít dưới áp suất 150 atm.     

b. Từ nước: Điện phân nước (nước có hoà tan một ít H2SO4 hoặc NaOH để tăng tính dẫn điện của nước), người ta thu được khí oxi ở cực dương và khí hiđro ở cực âm

2H2O → 2H2­ + O2­      

B. OZON     

I. TÍNH CHẤT

Ozon là một dạng thù hình của oxi.

Ozon là chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.

Hóa lỏng ở -112oC.

Tan nhiều trong nước hơn oxi.

O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2.

II. OZON TRONG TỰ NHIÊN

Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện( tia chớp, sét).

O2 →(tia tử ngoại)  O3

Trên mặt đất, ozon được sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.

III. ỨNG DỤNG

Trong công nghiệp,người ta dùng ozon để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều vật phẩm khác,…

Trong y học, Ozon được dùng để chữa sâu răng.

 

Trong đời sống, người ta dùng ozon để sát trùng nước sinh hoạt.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hiểu bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Xem chi tiết

Bài 43. Pha chế dung dịch

Chúng ta đã biết cách tính nồng độ dung dịch. Nhưng làm thế nào để pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước ? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học.

Xem chi tiết

Bài 42. Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ

Nội dung bài Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ chính là bài tổng ôn, ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức cũng như kĩ năng nhận biết một số ion trong dung dịch và chất khí.

Xem chi tiết

Bài 16. Phân bón hoá học

• Biết các nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng. • Biết được thành phần hoá học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,... và cách điều chế các loại phân bón này.

Xem chi tiết

Bài 50. Thực hành. Tính chất của một số hiđrocacbon thơm

Rèn luyện kỹ năng thực hành và quan sát thí nghiệm hóa hữu cơ.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.