Phương Trình Hoá Học

Bài 54. Polime

Polyme (tiếng Anh: "polymer") là khái niệm được dùng cho các hợp chất cao phân tử (hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản). Các phân tử tương tự nhưng có khối lượng thấp hơn được gọi là các oligome.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME

- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

- Phân loại:

+ Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,cao su thiên nhiên …

+ Polime tổng hợp: polietilen, polivinylclorua, tơ nilon..

- Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào?

Cấu tạo gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau. Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian. Một số ví dụ về mắt xích của Polime

Các Polime thường là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton.

II. ỨNG DỤNG

Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ, cao su.

- Chất dẻo: là những polime có tính dẻo, có thể tạo được nhiều hình dạng phụ thuộc vào khuôn. Một số polime có tính dẻo là: polietilen (dùng để sản xuất túi nilon, màng mỏng,…); poli vinyl clorua (dùng sản xuất vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,…); thủy tinh hữu cơ ( sản xuất kính oto, máy bay, kính trong xây dựng,…)

- Tơ: là những polime có mạch thẳng, có thể kéo dài thành sợi. Tơ thiên nhiên: sợi bông, sợi đay, len, tơ tằm. Tơ hóa học: tơ nilon, tơ visco, tơ axetat,…

- Cao su: là các polime có tính đàn hồi, nghĩa là nó không bị biến dạng sau khi chịu sự tác dụng của lực. Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên được khai thác từ nhựa cây cao su. Cao su tổng hợp được điều chế từ dầu mỏ.

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 11. Axit photphoric và muối photphat

Nội dung bài học Axit photphoric và muối photphat nghiên cứu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Xem chi tiết

Bài 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Nội dung Bài Luyện tập Hiđrocacbon thơm giúp HS biết được những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm với các ankan, anken, tính chất hóa học của các hiđrocacbon thơm.

Xem chi tiết

Bài 3. Chất giặt rửa

Biết khái niệm và chất giặt rửa và tính chất giặt rửa

Xem chi tiết

Bài 9. Công thức hóa học

Bài học trước đã cho biết chất được tạo nên từ các nguyên tố. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ hai nguyên tố trở lên. Như vậy, dùng các kí hiệu của nguyên tố ta có thể viết thành công thức hoá học để biểu diễn chất. Bài học này sẽ cho biết cách ghi và ý nghĩa ủa công thức hóa học

Xem chi tiết

Bài 43. Lưu huỳnh

Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi thế nào theo nhiệt độ? Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.