Phương Trình Hoá Học

Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng) là gì?

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

 Tỉ khối hiểu là nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần nên không có đơn vị. Còn khối lượng riêng là khối lượng của một vị thể tích, nên có đơn vị, như g/mL, kg/L, g/cm3, kg/dm3...Do nước dạng lỏng có khối lượng riêng 1g/mL (hay 1g/cmhay 1 kg/L, 1kg/dm3, nghĩa là 1 mL nước có khối lượng 1 gam hay 1 lít nước có khối lượng 1 kg), nên từ tỉ khối của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (không có đơn vị) ta thêm vào đơn vị g/mL hay g/cm3 thì sẽ có trị số khối lượng riêng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó.

Thí dụ: Kim loại đồng (Cu) có tỉ khối bằng 8,93 thì hiểu là hai thể tích bằng nhau của đồng (rắn) và nước (lỏng), nước chiếm 1 phần khối lượng thì đồng chiếm 8,93 phần khối lượng, hay đồng nặng hơn nước 8,93 lần. Do 1 mL nước có khối lượng 1 gam nên 1 mL đồng có khối lượng 8,93 gam. Như vậy đồng có khối lượng riêng là 8,93 g/mL (hay 8,93 g/cm3 hay 8,93 kg/dm3)

 Thủy ngân (Hg, lỏng) có tỉ khối 13,55 thì hiểu là thủy ngân nặng hơn nước 13,55 lần. Hai thể tích bằng nhau của thủy ngân và nước, nước chiếm 1 phần khối lượng thì thủy ngân chiếm 13,55 phần khối lượng. Do nước có khối lượng riêng là 1 g.mL nên thủy ngân có khối lượng riêng là 13,55 g/mL

 Etanol (Rượu etylic, C2H5OH, lỏng) có tỉ khối 0,79 (<1) thì hiểu là etanol nhẹ hơn nước. Hai thể tích bằng nhau của etanol và nước, nước chiếm 1 phần khối lượng thì etanol chiếm 0,79 phần khối lượng. Etanol có khối lượng riêng là 0,79 g/mL hay 0,79 g/cm3 hay 0,79 kg/L

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Kim loại kiềm thổ

Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Chúng bao gồm những nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và radi (Ra). Chúng được gọi là kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và độ bền nhiệt cao, nghĩa là có những tính chất của chất mà ngày xưa các nhà giả kim thuật gọi là "thổ" (nghĩa là đất). Để đơn giản khi phân loại nguyên tố, ta xếp Be và Mg vào nhóm kim loại kiềm thổ cùng với Ca, Sr, Ba. Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó tăng lên dần từ Be đến Ra

Xem chi tiết

Nhôm oxit

Ôxít nhôm hay nhôm ôxít là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063, nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng hay định luật Lomonosov - Lavoisier là một định luật cơ bản trong lĩnh vực hóa học, được phát biểu như sau: "Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng"

Xem chi tiết

Đá hoa

Ở các công trình kiến trúc có nhiều loại cấu kiện như cột, bia chế tác bằng đá, trong đó có loại bằng đá hoa. Đá hoa có nhiều loại: loại có màu trắng tinh khiết lại có màu xanh vằn đen, vằn trắng, vằn đỏ ...thật muôn hình muôn vẻ.

Xem chi tiết

Xicloankan

Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng. Phân tử xicloankan có thể có một vòng hoặc nhiều vòng. Tuy là hidrocacbon no nhưng thành phần phân tử của xicloankan thì cứ mỗi khi có một vòng lại giảm đi 2 nguyên tử H so với ankan có cùng số nguyên tử cacbon. Xicloankan có một vòng gọi là monoxicloankan hoặc xiclan. Công thức chung của xiclan là CnH2n (n lớn hơn hoặc 3). Các xicloankan có từ 2 vòng trở lên gọi chung là polixicloankan.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.