Phương Trình Hoá Học

Enzim là gì?

Enzym còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein.Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzyme. Như vậy, enzym là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất, enzym sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4 000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym. Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

1. Khái niệm

- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

2. Cấu trúc của enzim

- Enzim có bản chất là prôtêin (enzim một thành phần) hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin (enzim hai thành phần).

- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.

- Tên enzim  = tên cơ chất + aza.

3. Cơ chế tác động của enzim

Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa  vật chất

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động → phức hợp enzim - cơ chất → enzim tương tác với cơ chất →giải phóng enzim và sản phẩm.

- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim bao gồm:

a) Nhiệt độ

- Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.

b) Độ pH

- Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.

c) Nồng độ enzim và cơ chất

- Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ  enzim và cơ chất.

d) Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim

- Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.

5. Vai trò của enzim trong qúa trình chuyển hoá vật chất

- Enzim giúp tăng tốc độ cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào (không quyết định chiều phản ứng)

=> tạo điều kiện duy trì các hoạt động sống của tế bào.

- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. 

- Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim →phản ứng ngừng lại. 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Styren

Styren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C6H5CH=CH2. Đây là chất lỏng gốc benzen không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu.

Xem chi tiết

Lipid

Các chất béo động vật (mỡ) và chất béo thực vật tự nhiên (Dầu) là các glixerit tức là este của glixerol và các axit béo. Cơ thể sinh vật gồm có ba thành phần cơ bản là protein, gluxit và lipit. Lipid (chất béo) là nguồn cung cấp năng lượng cho các cơ thể sống nhiều hơn cả protein và gluxit. Người ta chia lipit thành các nhóm như glixerit, sáp, photphatit, sterit và sterol hoặc có thể chia lipid thành 2 nhóm là mỡ và lipid (chất tương tự mỡ).

Xem chi tiết

Than hoạt tính

Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Than hoạt tính thường thu từ than củi và thỉnh thoảng là than sinh học. Những loại thu được từ than đá hay cốc thì được gọi là than đá hoạt tính hoặc cốc hoạt tính.

Xem chi tiết

Vỏ hàu giúp chữa các khuyết tật về xương

phương pháp tiêu chuẩn để sửa chữa các khuyết tật trong xương là cấy ghép mô, trong đó bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy xương từ nơi khác trong cơ thể, ví dụ xương hông, để lấp kín kẽ hở của xương. Tuy nhiên, quy trình này rất đau đớn và có thể gây ra các biến chứng khác tại vị trí lấy xương. Ngoài cách đó ra, các bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấp kín vị trí khiếm khuyết trong xương bằng cách sử dụng vữa hoặc xi măng xương, chẳng hạn canxi sunphat. Nhưng những vật liệu này thường không hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của xương mới. Ví dụ, canxi sunphat thoái hóa nhanh hơn so với tốc độ hình thành xương mới.

Xem chi tiết

Nguyên tử khối (A)

Nguyên tử khối hay số khối của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron. Số khối là đại lượng đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.