Phương Trình Hoá Học

Bài 15. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sụ biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm

Hỗ trợ học sinh rèn luyện một số kĩ năng sử dụng hóa chất và dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo an toàn và kết quả thí nghiệm

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm:

a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

- Tiến hành TN:

   + Lấy vào 2 cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein, khuấy đều.

   + Cốc 1: Cho vào 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2: Cho vào 1 mẩu K có cùng kích thước

- Quan sát hiện tượng

   + Cốc 1: Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiêt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Mẩu K tan nhanh, tỏa rất nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhưng phản ứng nhanh hơn cốc 1.

- Giải thích:

Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần nên tính kim loại của K mạnh hơn tính kim loại của Na dó đó phản ứng của K xảy ra mạnh và nhanh hơn Na.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì

- Tiến hành TN:

   + Rót vào cốc 1 + cốc 2: Mỗi cốc 60ml nước.

   + Rót vào cốc 3: 60ml nước nóng.

   + Nhỏ vào 3 cố, mỗi cốc vài giọt phenolphtalein

   + Cốc 1: Cho tiếp 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2, cốc 3: Mỗi cốc cho 1 mẩu Mg nhỏ

- Hiện tượng:

   + Cốc 1: Giống hiện tượng TN1

Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Không có hiện tượng gì

   + Cốc 3: Mẩu Mg tan ít, dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhạt.

- Giải thích:

   + Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần nên tính kim loại của Mg yếu hơn Na

   + Na tan tốt trong nước, Mg không tan trong nước ở điều kiện thường và tan ít trong nước nóng.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Mg + 2H2O -to→ Mg(OH)2 + H2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 7 HIĐROCACBON THƠM, NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

Hôm nay chúng ta học chương mới, đó là hiđrocacbon thơm. Vậy hiđrocacbon thơm là gì? Chia làm mấy loại? Nó có những ứng dụng nào trong cuộc sống? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu một chương mới: Chương 7 Hiđrocacbon thơm - nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - hệ thống hóa về hiđrocacbon Bài đầu tiên chúng ta tìm hiểu trong chương này là Bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Xem chi tiết

Bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat

Bài học hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và tính chất của các loại cacbohidrat điển hình như Monosaccarit (Glucozơ, Fructozơ), Đisaccarit (Saccarozơ), Polisaccarit (tinh bột) và vận dụng những hiểu biết và các tính chất đã học để giải quyết một số dạng bài tập cơ bản, nâng cao.

Xem chi tiết

Bài 6.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hiểu bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Xem chi tiết

Bài 44. Sơ lược về một số kim loại khác

Biết vị trí của các kim loại bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của chúng

Xem chi tiết

Bài 21. Điều chế kim loại

Nôi dung bài học giúp các em hiểu về nguyên tắc điều chế kim loại cũng như các phương pháp để điều chế như phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.