Phương Trình Hoá Học

Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat

Nội dung bài học Axit cacbonic và muối cacbonat tìm hiểu H CO là axit rất yếu, không bền; Muối cacbonat có những tính chất của muối như tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao và giải phóng khí CO . Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn để bảo vệ môi trường.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. AXIT CACBONIC (H2CO3)

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic (CO2):1000 cm3 nước hòa tan được 90cm3 khí CO2, một phần khí CO2 tác dụng với H2O tạo thành H2CO3, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng khí cacbonic trong khí quyển.

CO2 + H2O ⇌ H2CO3 (phản ứng thuận nghịch)

2. Tính chất hóa học

- H2CO3 là một axit yếu: dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.

- H2CO3 là một axit không bền: khi đun nóng thì khí CO2 tách ra khỏi dung dịch; khi tham gia các phản ứng hóa học thì nhanh chóng bị phân hủy thành CO2 và H2O.

II. MUỐI CACBONAT

1. Phân loại

- Có 2 loại muối: muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit.

+ Muối cacbonat trung hòa được gọi là muối cacbonat: natri cacbonat (Na2CO3), magie cacbonat (MgCO3), canxi cacbonat (CaCO3)...

+ Muối cacbonat axit được gọi là muối hiđrocacbonat: natri hiđrocacbonat (NaHCO3), canxi hiđrocacbonat Ca(HCO3)2, ...

2. Tính chất

a) Tính tan

Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3 ,

K2CO3 ...

Hầu hết muối hyđrocacbonat tan trong nước như: Ca(HCO3)2 

3. Ứng dụng

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng.

- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, thủy tinh.

- NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa.

III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hoá cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hoá này diễn ra thường

xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín.

1. H2CO3 là axit yếu, không bền,dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

2. Muối cacbonat có những tính chất hóa học sau: tác dụng với dung dịch axit mạnh, với dung dịch bazo, dung dịch muối; dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 ( Trừ Na2CO3, K2CO3..)

3. Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa,v.v,...

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử

Bài học củng cố kiến thức về Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, khối lượng, kích thước, điện tích các hạt. Các định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình...Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, proton, notron, nguyên tử khối,...

Xem chi tiết

Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Nội dung bài học Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn tìm hiểu Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học? Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim? Khái niệm độ âm điện và sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất đối với oxi của nguyên tố trong oxit và hóa trị cao nhất trong hợp chất khí đối với hiđro. Sự biến đổi tính chất oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A. Hiểu được định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 22. Clo

Nội dung bài giảng Clo tìm hiểu về Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Kiến thức trọng tâm: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro), Clo còn thể hiện tính khử

Xem chi tiết

Bài 24. Luyện tập chương 3

Vận dụng lý thuyết để giải một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.