Phương Trình Hoá Học

Bài 30. Bài thực hành 4

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, về tính chất vật lý và tính chất hoá học của oxi. Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Thí nghiệm 1. 

Điều chế và thu khí oxi:

- Lắp dụng cụ mô phỏng như hình 4.6 hoặc hình 4.8. Cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bông gần miệng ống nghiệm. Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm chút ít. Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm (hoặc lọ) thụ. 

- Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4, sau đó tập trung đốt nóng phần có hoá chất. Kali pemanganat bị phân huỷ tạo ra khí oxi. Nhận ra khí oxi trong ống nghiệm (2) bằng que đóm còn than hồng.

- Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO4. Khí oxi sinh ra sẽ đẩy không khí (hình 4.6a) hoặc đẩy nước (hình 4.6b) và chứa đầy trong ống nghiệm thu, Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đầy oxi để dùng cho thí nghiệm sau. 

2. Thí nghiệm 2 

Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi :

Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) lưu huỳnh S bột. Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong không khí, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ (hoặc ống nghiệm) chứa đầy khí oxi. Nhận xét hiện tượng.

Viết phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra. 

II. TƯỜNG TRÌNH 

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi. 

Em có biết ? 

Hoá học là khoa học thực nghiệm, Thực nghiệm hoá học có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu hoá học. Nó giúp minh hoạ, kiểm chứng các quy luật lí thuyết, đồng thời giúp dự đoán, phát hiện các quy luật của Hoá học, từ đó giúp các em nắm vững kiên thức hoá học. Đồng thời thực nghiệm hoá học còn góp phần rèn luyện cho các em phim chất đạo đức của người làm công tác hoả học. Do đó, chúng ta phải tận dụng các buổi thực hành để củng cổ, vận dụng kiến thức đã học, làm quen với các công tác cơ bản phòng thí nghiệm hoá học để có thể học tập Hoá học tốt hơn. 

 

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 20. Cacbon

• Biết cấu trúc và tính chất vật lí của các dạng thù hình chính của cacbon. • Biết các tính chất hoá học cơ bản của cacbon, vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và sản xuất

Xem chi tiết

Bài 24. Luyện tập chương 3

Vận dụng lý thuyết để giải một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4. Bài 16. Đại cương về Polime

Biết sơ lược về Polime: khái niệm, phân loại, cấu trúc, tính chất

Xem chi tiết

Bài 51. Saccarozơ

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài giảng về Saccarozơ sau

Xem chi tiết

Bài 23. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sảnxuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quantrọng của 2 nguyên tố này. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt; Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên; Quan sát, mô tả,giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.