Phương Trình Hoá Học

Bài 39. Bài thực hành 6

Làm các thí nghiệm bên dưới

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Thí nghiệm 1 

Nước tác dụng với natri : Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hoả ra đặt trên giấy lọc. Dùng dao cắt lấy một mẩu natri nhỏ bằng đầu que diêm. Thấm khô dầu và đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước. Tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẩu natri không chạy ra ngoài. Mẩu natri nhanh chóng bị chảy ra và tự bốc cháy. Giải thích các hiện tượng. 

2. Thí nghiệm 2 

Nước tác dụng với vôi sống CaO :

Cho vào bát sứ nhỏ (hoặc ống nghiệm) một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) vôi sống CaO (hình 5.13). Rót một ít nước vào vôi sống. Hiện tượng gì xảy ra ?

Cho 1 - 2 giọt dung dịch phenolphtalein (hoặc mẫu giấy quỳ tím) vào dung dịch nước vôi mới tạo thành. Nhận xét. Giải thích. 

3. Thí nghiệm 3 

Nước tác dụng với địphotpho pentaoxit

Chuẩn bị một lọ thuỷ tinh có nút đậy bằng cao su và một muỗng sắt. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đỗ xanh) photpho đỏ. Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ. Khi Pngừng cháy thì đưa muỗng sắt ra khỏi lọ và lưu ý không để P còn dư rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ. Lắc cho khói trắng P2O5, tan hết trong nước. Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ. Nhận xét, giải thích hiện tượng quan sát được. 

TƯỜNG TRÌNH 

Nêu hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong ba thí nghiệm trên. 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 36. Nước

Nước có thành phần và tính chất như thế nào ? Nước Có vai trò gì trong đời sống và sản xuất ? Phải làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm ?

Xem chi tiết

Bài 42. Khái niệm về tecpen

Biết khái niệm về tecpen, thành phần và cấu tạo của tecpen. Biết nguồn gốc vμ giá trị của một số đại biểu tecpen để bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lí nguồn tecpen

Xem chi tiết

Bài 8. Luyện tập chương I

Củng cố kiến thức và vận dụng lí thuyết để làm một số dạng bài tập cơ bản

Xem chi tiết

Bài 21. Hợp chất của cacbon

• Biết cấu tạo phân tử của CO, CO2, các tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng và phương pháp điều chế hai oxit này. • Biết tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.

Xem chi tiết

Bài 22. Hóa trị và số oxi hóa

Tìm hiểu cách xác định hóa trị của nguyên tố trong liên kết ion và liên kết cộng hóa trị như thế nào?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.