Phương Trình Hoá Học

Bài 30. Kim loại kiềm thổ

Biết vị trí của các kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử của chúng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

1. Vị trí cả kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn

Kim loại kiềm thổ nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra). Trong mỗi chu kì, nguyên tố kim loại kiềm thổ đứng sau nguyên tố kim loại kiềm.

2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ

 

Cấu hình electron: Kim loại kiềm thổ là những nguyên tố s. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 2e ở phân lớp ns2. So với những electron khác trong nguyên tử thì hai elcetron ns2 ở xa hạt nhân hơn cả, chúng dễ tách khỏi nguyên tử.

Các cation M2+ của kim loại kiềm thổ có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước nó trong bảng tuần hoàn.

Thí dụ:

Mg           →   Mg2++2e

[Ne]3s2           [Ne]

Ca      →  Ca2++2e

[Ar]4s2          [Ar]

Số oxi hóa: Các ion kim loại kiềm thổ có điện tích duy nhất là 2+. Vì vậy trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là +2.

Thế điện cực chuẩn: Các cặp oxi hóa - khử M2+/M của kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực chuẩn rất âm.

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ được tóm tắt ở bảng dưới.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ beri).

Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp.

Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ bari).

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

1. Tác dụng với phi kim

Khi đốt nóng, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí tạo ra oxit.

Thí dụ: 

2Mg+O2→to 2MgO

Tác dụng với halogen tạo muối halogenua.

Thí dụ: 

Ca+Cl2→to CaCl2

2. Tác dụng với axit

Các kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực rất âm (E0M2+/M từ−2,90Vđến−1,85V) vì vậy chúng đều khử được H+ trong các dung dịch axit (H2SO4 loãng,HCl) thành khí hiđro.

Thí dụ:

Ca+2HCl→CaCl2+H2

3. Tác dụng với nước

Ca,Sr,Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao thành MgO.Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao.

Ca+2H2O→Ca(OH)2+H2

Mg+H2O→to MgO+H2

IV- ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. Ứng dụng của kim loại kiềm thổ

Kim loại Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn.

Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả. Nó được dùng để chế tạo những hợp kim có đặc tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô,...Kim loại Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.

Kim loại Ca dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép. Canxi còn được dùng để làm khô một số hợp chất hữu cơ.

2. Điều chế kim loại kiềm thổ

Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại ở dạng ion Mg2+ trong các hợp chất. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.

Thí dụ:

CaCl2→đpnc Ca+Cl2

MgCl2→đpnc Mg+Cl2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo

Nội dung Bài thực hành số 2 Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của Clo củng cố các thao tác tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát thí nghiệm Điều chế khí Clo; Tính tẩy màu của khí Clo ẩm; Điều chế axit clohidric; Thực nghiệm phân biệt các dung dịch. Đồng thời khắc sâu kiến thức về Clo và hợp chất của Clo.

Xem chi tiết

Bài 3 Bài Tập Thực Hành 1

Quan sát quá trình nóng chảy giữa các chất. Qua đó, chúng ta biết được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy giữa các chất. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng tách chất từ hỗn hợp đơn giản và phức tạp.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 CACBOHIDRAT

Bài học tập trung tìm hiểu về cấu trúc dạng mạch hở của Glucozơ, các tính chất ở các nhóm chức của Glucozơ và vận dụng điều đó để giải thích các hiện tượng hóa học.

Xem chi tiết

Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại

Nội dung bài Luyện tập kim loại ôn tập lại phần Dãy hoạt động hoá học của kim loại; Tính chất hoá học của kim loại nói chung; Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm ,sắt (trong các chất nhôm chỉ có hoá trị III, sắt có hoá trị II, III. Nhôm phản ứng với dd kiềm tạo thành muối và giải phóng khí Hidro); Thành phần tính chất và sản xuất gang, thép; Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxít và criolít.

Xem chi tiết

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.