Phương Trình Hoá Học

Bài 36. Sơ lược về Niken, Kẽm, Chì, Thiếc

Nội dung bài học đem đến cái nhìn tổng quan về một số kim loại như Niken, kẽm, chì, thiếc. Học sinh sẽ nắm bắt được vị trí, tính chất và ứng dụng của các kim loại cũng như hợp chất của chúng.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. NIKEN

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Niken ở ô số 28, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

- Niken màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn (D = 8,9 g/cm3), nóng chảy ở 1455oC.

Niken có tính khử yếu hơn sắt, tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất nhưng không tác dụng với hiđro.

Ở nhiệt độ thường, Ni bền với không khí và nước.

- Niken có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Hơn 80% lượng niken được sản xuất dùng trong ngành luyện kim. Thép chứa Ni có độ bền cao về mặt hóa học và cơ học.

Niken được mạ lên sắt để chống gỉ cho sắt. Trong công nghiệp hóa chất, Ni được dùng làm chất xúc tác.

II. KẼM

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Kẽm ở ô số 30, thuộc nhóm IIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

- Kẽm màu lam nhạt (Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên có màu xám), có khối lượng riêng lớn (D = 7,13 g/cm3), nóng chảy ở 419,5oC.

Ở điều kiện thường, Zn khá giòn nên không kéo dài được, nhưng khi đun nóng đến 100 - 150oC lại dẻo và dai, đến 200oC thì giòn trở lại và có thể tán được thành bột.

Kẽm ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi của ZnO thì rất độc.

Kẽm có tính khử mạnh hơn sắt, tác dụng trực tiếp với oxi, lưu huỳnh,... khi đun nóng và tác dụng được với các dung dịch axit, kiềm, muối.

- Một lượng lớn Zn được dùng mạ (hoặc tráng) lên sắt để bảo vệ cho sắt khỏi gỉ. Một phần Zn dùng điều chế hợp kim. Kẽm còn dùng để sản xuất pin khô.

Một số hợp chất của Zn dùng trong y học như ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...

III. CHÌ

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Chì ở ô số 82, thuộc nhóm IVA, chu kì 6 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

- Chì có màu trắng hơi xanh, có khối lượng riêng lớn (D = 11,34 g/cm3), nóng chảy ở 327,4oC. Chì mềm nên dễ dát thành lá mỏng.

Ở điều kiện thường, Pb tác dụng với oxi của không khí tạo ra màng oxit bảo vệ cho kim loại không tiếp tục bị oxi hóa. Khi đun nóng trong không khí, Pb bị oxi hóa dần đến hết, tạo ra PbO.

Khi đun nóng, Pb tác dụng trực tiếp với lưu huỳnh tạo ra PbS.

Chì và các hợp chất của chì đều rất độc. Một lượng chì khi vào cơ thể sẽ gây ra bệnh làm xám men răng và có thể gây rối loạn thần kinh.

- Chì được dùng để chế tạo các bản cực ăcquy, vỏ dây cáp, đầu đạn và dùng chế tạo thiết bị để bảo vệ khỏi các tia phóng xạ.

IV. THIẾC

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn

Thiếc ở ô số 50, thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn.

2. Tính chất và ứng dụng

- Thiếc màu trắng bạc (thường gọi là thiếc trắng), có khối lượng riêng lớn (D = 7,92 g/cm3), mềm nên dễ dát mỏng, nóng chảy ở 232oC.

Thiếc tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám, có thể biến đổi lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ.

Thiếc tan chậm trong dung dịch HCl loãng tạo ra SnCl2 và khí H2.

Khi đun nóng trong không khí, Sn tác dụng với O2 tạo ra SnO2.

- Một lượng lớn thiếc dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây) dùng trong công nghiệp thực phẩm.

Lá thiếc mỏng (giấy thiếc) dùng trong tụ điện. Hợp kim thiếc - chì (nóng chảy ở 180oC) dùng để hàn.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 13. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Vị trí của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn chp ta những thông tin gì về nguyên tố đó.

Xem chi tiết

Bài 37. Luyện tập Ankan và Xicloankan

Ôn luyện về cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan. Biết sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan

Xem chi tiết

Bài 35. Bài thực hành 5

Củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hoá học của hiđro ; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đây không khí và đẩy nước.

Xem chi tiết

Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử

Nội dung bài học giúp các bạn nắm bắt sự sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố như thế nào? Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

Xem chi tiết

Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng " Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ".

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.