Phương Trình Hoá Học

Bài 32. Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit

Nội dung bài học Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit tìm hiểu Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit có những tính chất nào giống và khác nhau? Vì sao? Những phản ứng hóa học có thể chứng minh cho những tính chất này

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. HIĐRO SUNFUA

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Hiđro sunfua là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí  (d=3429≈1,17). Hóa lỏng ở  −60oC, hóa rắn ở  −86oC. Khí  H2S  tan trong nước  (ở  20oC  và  1atm, khí hiđro sunfua có độ tan  S=0,38g/100g H2O). Khí  H2S  rất độc, không khí có chứa lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người và động vật.

II - TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.Tính axit yếu

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric  (H2S).

Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên  2  loại muối: muối trung hòa, như  Na2S  chứa ion  S2−  và muối axit như  NaHS  chứa ion  HS.

2. Tính khử mạnh

Trong hợp chất  H2S, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất là  −2. Khi tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,...mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa  −2 (S−2)   có thể bị oxi hóa thành lưu huỳnh tự do  (S0), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa  +4 (S+4), hoặc lưu huỳnh có số oxi hóa  +6 (S+6). Vì vậy, hiđro sunfua có tính khử mạnh.

Các thí dụ sau đây chứng minh cho tính khử của hiđro sunfua:

- Hidrosunfua tác dụng với oxi:

- Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng, do oxi của không khí đã oxi hóa  H2S  thành  S0:

                   2H2S+ O2→2H2O +2S

-Ở nhiệt độ cao, khí  H2S  cháy trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt,  H2S  bị oxi hóa thành  SO2:

                   2H2S  +   3O2 → 2H2O + 2SO2

III - TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN ĐIỀU CHẾ

Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong một số nước suối, trong khí núi lửa, khí thoát ra từ chất protein bị thối rữa,...

Trong công nghiệp không sản xuất hiđro sunfua. Trong phòng thí nghiệm điều chế bằng phản ứng của dung dịch axit clihiđric với sắt  (II)  sunfua:

                   FeS+2HCl→FeCl2+H2S↑

IV - TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA

Muối sunfua của các kim loại nhóm  IA, IIA  (trừ  Be)  như  Na2S, K2S  tan trong nước và tác dụng với các dung dịch axit  HCl, H2SO4  loãng sinh ra khí  H2S:

                   Na2S+2HCl→2NaCl+H2S↑

B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Lưu huỳnh đioxit (SO2) (khí sunfurơ) là chất khí không màu mùi hắc, nặng hơn không khí  (D=64/29) hóa lỏng ở -10 độ c, tan nhiều trong nước. Lưu huỳnh đioxít  là khí độc, hít thở phải không khí có khí này sẽ gây viêm đường hô hấp 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit 

SO2 tan trong nước tạo thanh dung dịch axit sunfuaro H2SO3 

SO2 + H2O  →   H2SO3.

 Axit sunfurơ là axit yếu, không bền, nhưng mạnh hơn axit H2S và H2CO3.

_ Khí SO2 tác dụng với dd NaOH, sản phẩm tạo ra hai loại muối: muối axit và muối trung hòa.

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

SO2 + NaOH → NaHSO3.

2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và chất oxi hóa 

a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử 

Khi dẫn khí SO2 vào  dung dich Br có màu vàng nâu nhạt. Dung dịch brom bị mất màu 

SO2 + Br2 + 2H2O →2HBr + H2SO4

SO2 đã khử Br2 có màu thành HBr không màu 

b. Lưu huỳnh đoxit là chất oxi hóa 

Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng: 

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O   

SO2 đã oxi hóa H2S thành S

 III. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT  

1. Ứng dụng 

- Lưu huỳnh đioxit dùng để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp làm chất trắng và bột giấy, chất chống nấm mốc lương thực phẩm.... 

2. Điều chế lưu huỳnh đioxit

Trong phòng thí nghiệm,  SO được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit  H2SO với muối  Na2SO3.

                  Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+SO2

Thu SO2 vào bình bằng cách đẩy không khí.

- Trong công nghiệp,  SO2  được điều chế bằng cách:

+ Đốt cháy lưu huỳnh.

+ Đốt quặng sunfua kim loại, như pirit sắt  (FeS2):

                  4FeS2+11O2→2Fe2O3+8SO2

C.  LƯU HUỲNH TRIOXIT

I. TÍNH CHẤT

Lưu huỳnh trioxit (SO3) là chất lỏng không màu tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuaric lưu trioxit là oxit axit, tác dụng rất mạnh với nước tạo ra axit sunfuaric phương trình :

SO3 + H2O → H2SO4 

Lưu huỳnh trioxit tác dụng với dung dich bazo và oxit bazo tạo ra muối sunfat 

II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT

- Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuaric.

- Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa lưu huynh đioxit

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Hidro Clorua. Axit Clohidric

Hợp chất của clo với hidro, khí hidro clorua và dung dịch của nó trong nước có những tính chất vật lí và hóa học gì và được điều chế như thế nào?

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nội dung bài giảng Tính chất của phi kim tìm hiểu về một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại vàvới hiđrô. Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim.

Xem chi tiết

Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học

Nội dung bài giảng Luyện tập: Liên kết hóa học củng cố lại kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng, giải thích sự hình thành một số loại phân tử. Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của ba loại tinh thể. Rèn kĩ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.

Xem chi tiết

Bài 28. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

• Biết cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố. • Biết cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.

Xem chi tiết

Bài 22. Luyện tập chương 2: Kim loại

Nội dung bài Luyện tập kim loại ôn tập lại phần Dãy hoạt động hoá học của kim loại; Tính chất hoá học của kim loại nói chung; Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm ,sắt (trong các chất nhôm chỉ có hoá trị III, sắt có hoá trị II, III. Nhôm phản ứng với dd kiềm tạo thành muối và giải phóng khí Hidro); Thành phần tính chất và sản xuất gang, thép; Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxít và criolít.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.