Phương Trình Hoá Học

Bài 39. Benzen

Benzen là hiđrocacbon khác với metan, etilen, axetilen. Vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài giảng về Benzen

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Benzene là một hợp chất hữu cơ có công thức hoá học C6H6. Phân tử khối 28

Benzen là một hyđrocacbon thơm, trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy. Benzen tan rất kém trong nước và rượu. Vì chỉ chứa carbon và hydro nên benzene là một hydrocarbon.

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Benzen C6H6 là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, benzen có tính độc. Benzen hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot..

II. CẤU TẠO PHÂN TỬ

- Phân tử benzen có cấu tạo là một vòng 6 cạnh, trong đó có ba liên kết đôi xen kẽ với ba liên kết đơn.

 

              Hoặc             

 

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.  Tác dụng với oxi:

- Khi đốt benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O, ngọn lửa có nhiều khói đen (chứa muội than). Nguyên nhân là do phân tử benzen lớn nên khó cháy hoàn toàn thành khí CO2 và hơi nước. 

 

                          2C6H6 +  15O2 -> 12CO2 + 6H2O (điều kiện nhiệt độ)

2.  Phản ứng thế với với brom:

- Benzen không làm mất màu dung dịch brom như etilen và axetilen. Benzen chỉ tham gia phản ứng thế với brom lỏng và cần có xúc tác là bột sắt.

                           C6H6(l) + Br2(l) -> HBr + C6H5Br (brom benzen)  (xúc tác bột Fe)

Chú ý: Benzen chỉ phản ứng với brom nguyên chất không phản ứng với dung dịch nước brom.

3. Phản ứng cộng:

- Benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2,…

                            C6H6 + 3H2 -> C6H12 (Xiclohexan) (xúc tác Ni, nhiệt độ)

Kết luận: Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng

IV. ỨNG DỤNG

- Benzen là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu..

- Benzen làm dung môi hòa tan nhiều chất hữu cơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

 

 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 30. Clo

Clo có những tính chất vật lí và hóa học đặc trưng nào? Hãy xem xét những tính chất đó theo lí thuyết đã học.

Xem chi tiết

Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Nội dung bài học Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học tìm hiểu Bảng tuần hoàn và Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử; Sự biến đổi tuần hoàn tính chất (Tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử) của nguyên tố và tính axit, bazơ của hợp chất; Định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Xem chi tiết

Bài 11. Phân bón hóa học

Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S,K, Ca, Mg...) Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phânbón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới.

Xem chi tiết

Bài 34. Bài luyện tập 6

Các bạn hãy cùng nhau ôn lại kiến thức điều chế hiđro, phản ứng thế, sự khử, chất khử, sự oxi hoá, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá - khử nhé.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.