Phương Trình Hoá Học

Bài 43. Đồng và một số hợp chất của đồng

Biết vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của đồng

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

A. ĐỒNG.

 I. Vị trí và cấu tạo:

Vị trí của đồng trong BTH:

-  Là kim loại chuyển tiếp

-  Vị trí: STT: 29; chu kì 4; nhóm IB

Cấu tạo của đồng:

29Cu : 1s22s22p63s23p63d104s1

-  Là nguyên tố d, có electron hoá trị nằm ở 4s và 3d

-  Trong hợp chất: Cu có mức oxi hoá phổ biến là: +1 và +2 tạo ra được 2 ion: Cu+ (Ar) 3d10;  Cu2+ (Ar) 3d9

-  Bán kính nguyên tử = 0,128(nm), có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc à liên kết trong đơn chất đồng vững chắc hơn.

 II. Tính chất vật lí:

-  Đồng là kim loại màu đỏ, dẻo, dai, dễ kéo sợi, dát mỏng.

-  Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

-  Là kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy cao.

 III.Tính chất hoá học:

            Eo Cu2+/Cu  = + 0,34 V > EoH+/H2

Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu

Tác dụng với phi kim:

-  Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.

                  2Cu + O2 →   CuO

-  Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)

                  CuO  +  Cu  → Cu2O  (đỏ)

-  Tác dụng trực tiếp với Cl2, Br2, S...

                  Cu  +  Cl2  → CuCl2

                   Cu  +  S  →  CuS

Tác dụng với axit:

-  Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

-  Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.

                2Cu  +  4HCl + O2 → 2CuCl2  +  2 H2O

            -  Với HNO3, H2SO4 đặc :

                Cu + 2H2SO4 → CuSO4  +  SO2 +  H2O

                Cu  +  4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

                3Cu  + 8HNO3  loãng→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Tác dụng với dung dịch muối:

-  Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.

                Cu  +  2AgNO3 →  Cu(NO3)2 + 2Ag

 IV. Ứng dụng của đồng: 

  Dựa vào tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, bền của đồng và hợp kim:

      1. Đồng thau : hợp kim Cu-Zn, có tính cứng và bền hơn Cu, dùng chế tạo chi tiết máy.

      2. Đồng bạch : hợp kim Cu-Ni, có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển, dùng trong công nghiệp tàu thủy.

      3. Đồng thanh : hợp kim Cu-Sn, dùng chế tạo máy móc, thiết bị.

      4. Hợp kim Cu-Au : dùng để trang trí.

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG:

 I.  Đồng (II) oxit: CuO

-  Là chất rắn màu đen.

-  Điều chế: nhiệt phân.

              2Cu(NO3)2  → 2CuO  + 4NO2  + O2

             CuCO3. Cu(OH)2 → 2CuO + CO2 + H2O

             Cu(OH)2 → CuO  + H2O

-  CuO có tính oxi hoá:

              CuO  + CO  → Cu  + CO2

             3CuO + 2NH3 → N2  +  3Cu + 3H2O

  II. Đồng (II) hidroxit: Cu(OH)2

-  Là chất rắn màu xanh.

-  Điều chế: từ dung dịch muối Cu2+ và dung dịch bazơ.

             CuSO4  + 2NaOH → Cu(OH)2  + Na2SO4

-  Cu(OH)2 không tan trong nước, tan trong axit.

             Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + H2O

-  Cu(OH)2 dễ tan trong dung dịch NH3 tạo dung dịch màu xanh thẩm gọi là nước Svayde.

            Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 4. Sự điện li của nước, pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Trong bài học trước các em đã biết về chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li ra ion, còn chất điện li yếu thì chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion. Vậy nước có phải là chất điện li hay không? sự điện li của nước là mạnh hay yếu? nồng độ pH là gì? chất chỉ thị màu axit bazơ có công dụng gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Bài 10. Nitơ

Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hóa học của Nito

Xem chi tiết

Bài 43. Bài thực hành 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol

Nội dung bài thực hành Tính chất của etanol, glixerol và phenol giúp học sinh biết cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của etanol, glixerol và phenol; etanol tác dụng với Na, glixerol tác dụng với Cu(OH) ; phenol tác dụng với dung dịch NaOH và nước Br ; phân biệt etanol, glixerol và phenol.

Xem chi tiết

Bài 27. Phân tích nguyên tố

• Biết nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố. • Biết tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích

Xem chi tiết

Bài 45. Axit axetic

Axit axetic, hay còn gọi là ethanoic hoặc etanoic, là một axit hữu cơ (axit cacboxylic), mạnh hơn axit cacbonic.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.