Phương Trình Hoá Học

Bài 5.Nguyên Tố Hóa Học

Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất canxi có lợi cho xương, giúp phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói : Trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài học này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I. Nguyên Tố Hóa Học Là Gì?

1. Định nghĩa 

Trên thực tế chỉ đề cập những lượng nguyên tử vô cùng lớn. Thí dụ, để tạo ra 1 g nước cũng cần tới hơn ba vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và số nguyên tử hiđro còn nhiều gấp đôi. Nên đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, người ta nói nguyên tố hoá học này, nguyên tố hoá học kia.

Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Như vậy, số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học.

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau. 

2. Kí hiệu hoá học 

Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hoá học. Thí dụ, kí hiệu của nguyên tố hiđro là H, nguyên tố canxi là Ca, nguyên tố cacbon là C... Theo quy ước mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó. Thí dụ, 

muốn chỉ hai nguyên tử hiđro viết 2 H.

Kí hiệu hoá học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. 

(*) Thường là một hay hai chữ cái đầu trong tên La-tinh của nguyên tố. 

II- NGUYÊN TỬ KHỐI 

Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, rất không tiện sử dụng. Thí dụ, khối lượng của 1 nguyên tử C bằng : 

0,000 000 000 000 000 000 000 019 926 g (= 1,9926.10-23g).

Vì lẽ đó, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử. Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC, kí hiệu quốc tế là u. Dựa theo đơn vị này để tính khối lượng của nguyên tử. Thí dụ, khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của một số nguyên tử : 

C = 12 đvC, H = 1 đvC, | 0 (oxi) = 16 đvC, Ca = 40 đvC...

Các giá trị khối lượng này chỉ cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử. Thí dụ, theo đây ta biết được :

- Nguyên tử hiđro nhẹ nhất. 

- Nguyên tử khác có khối lượng bằng bao nhiêu đơn vị cacbon thì nặng bằng bấy nhiêu lần nguyên tử hiđro. 

- Giữa hai nguyên tử cacbon và oxi, nguyên tử cacbon nhẹ hơn

Có thể nói : Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối và định nghĩa như sau :

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Thường có thể bỏ bớt các chữ đvC sau các số trị nguyên tử khối.

Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tố nào.

||| - CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ?

Đến nay, khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. Trong số này, 92 nguyên tố có trong tự nhiên (kể cả ở Trái Đất, trên Mặt Trời, Mặt Trăng, một số ngôi sao... ), Số còn lại do con người tổng hợp được, gọi là nguyên tố nhân tạo.

Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái Đất rất không đồng đều.

Oxi là nguyên tố phổ biến nhất (49,4%) và chỉ 9 nguyên tố đã chiếm hầu hết (98,6%) khối lượng vỏ Trái Đất. Hiđro đứng thứ 9 về khối lượng nhưng nếu xét theo số lượng nguyên tử thì nó chỉ đứng sau 001.

Trong số bốn nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là C, H, O và N (nitơ) thì C và N là hai nguyên tố thuộc những nguyên tố có khá ít : C (0,08%) và N (0,03%). 

1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

2. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

3. Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C.

4. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 

5. Oxi là nguyên tố chiếm gần nữa khối lượng vỏ Trái Đất. 

*Có thể nói đây là những nguyên tố tạo Tiên các chất cấu thành vỏ Trái Đất. 

BÀI TẬP 

1. Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp. 

a) Đảng lẽ nói những................ loại này, những............. loại kia, thì trong khoa học nói................. hoá học này,.............. hoá học kia.

b) Những nguyên tử có cùng số...............trong hạt nhân đều là................... cùng loại, thuộc cùng một................... hoá học.

2. a) Nguyên tố hoá học là gì ? 

    b) Cách biểu diễn nguyên tố. Cho thí dụ. 

3. a) Các cách viết 2 C, 50, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì ? 

    b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hoá học diễn đạt các ý sau : Ba nguyên tử nitơ, 

bấy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri. 

4. Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon ? Nguyên tử 

khối là gì ?

5. Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với 

a) Nguyên tử cacbon.

b) Nguyên tử lưu huỳnh. 

c) Nguyên tử nhôm.

6. Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X. 

thuộc nguyên tố nào. Viết kí hiệu hoá học của nguyên tố đó (xem bảng 1, trang 42). 

7. a) Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, 

hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam.

b) Khối lượng tỉnh bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C, hay D ?

A. 5,342 . 10-23g ;

B. 6,023. 10-23g;

C. 4,482 . 10-23gi

D. 3,990. 10-239.

(Hãy chọn đáp số đúng, tính và ghi vào vở bài tập). 

Đọc thêm 

1. Chắc các em không ngờ rằng, sắt là một trong những nguyên tố quan trọng nhất đối với sự sống của chúng ta. Đúng thế ! Nếu trong thức ăn ta dùng hàng ngày mà thiểu nguyên tố này thì ta sẽ mắc bệnh thiếu máu, người cảm thấy mệt mỏi. Nguyên tố sắt là thành phần chính của chất hemoglobin (huyết cầu tố). 

Nhờ chất này mà máu có màu đỏ, đặc biệt là khả năng chuyển vận khí oxi từ phối đến các tế bào (khí oxi có tác dụng oxi hoá chất dinh dưỡng, làm nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, đến chương 4 sẽ giới thiệu đầy đủ). 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng

Nội dung bài học lí giải cấu hình electron bất thường của nguyên tử Crom, đồng và các số oxi hóa thường gặp của chúng. Ngoài ra, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng giải các bài tập, dạng toán quan trọng liên quan đến Crom, Đồng

Xem chi tiết

Bài 46. Luyện tập chương 6

Củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng.

Xem chi tiết

Bài 29. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

Hiểu tính chất hóa học của NaOH, NaHCO3, Na2CO3 và phương pháp điều chế NaOH

Xem chi tiết

Bài 26. Oxit

Các bạn đã biết oxi phản ứng hầu hết các kim loại, và phi kim các. Vậy sản phẩm từ các phản ứng này gọi là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.