Phương Trình Hoá Học

Chuẩn độ ngược là gì? là gì?

Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Chuẩn độ ngược (chuẩn độ thừa trừ)

Chuẩn độ này áp dụng trong trường hợp không thể thực hiện chuẩn độ trực tiếp. Người ta thêm một thể tích chính xác, dư dung dịch chuẩn B vào một thể tích xác định dung dịch hoặc một lượng cân xác định A đã hòa tan vào dung môi thích hợp. Khi phản ứng kết thúc, lượng dư thuốc thử B không tham gia phản ứng được chuẩn độ bằng dung dịch thuốc thử hỗ trợ khác, đã biết nồng độ chính xác.

Thể tích thuốc thử B trong chuẩn độ này không được ít hơn 15 - 20ml trong phương pháp đa lượng.

Thí dụ: Định lượng Mg2+ bằng phương pháp complexon:

Phương pháp này có lợi trong các trường hợp

- Không chọn được chỉ thị kim loại thích hợp cho ion cần xác định.

Chẳng hạn, không thể chuẩn độ trực tiếp Co2+; Al3+ với chỉ thị đen eriocrom T được vì chỉ thị này tạo với Co2+; Al3+ phức bền vững đến nổi EDTA không bị phá vỡ.

- Ion cần xác định nằm trong tủa BaSO4, PbSO4... làm phản ứng với EDTA xảy ra chậm.

- Chất cần định lượng không tan, pH môi trường tương kỵ với phương pháp trực tiếp.

Ví dụ: Để định lượng Ba2+, người ta cho lượng chính xác complexon III có dư, định lượng dư comlexon bằng MgCl2 chuẩn.

Chuẩn độ ngược

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, tức là vận tốc của phản ứng tăng lên nhiều lần mà không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Một số chất xúc tác còn tạo môi trường axit hay bazơ để các phản ứng hóa học xảy ra theo mong muốn.

Xem chi tiết

Cao su thiên nhiên

Cao su thiên nhiên được lấy từ nhựa của một số loài cây, nhưng chủ yếu là cây hevea brasiliensis có nguồn gốc ở Braxin, được trồng nhiều ở Nam Mĩ, Châu Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Xem chi tiết

Carbon monoxide

Cacbon monoxit, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon.

Xem chi tiết

Trạng thái vật chất

Trạng thái vật chất là những hình thức khác nhau của pha của vật chất. Trạng thái rắn có đặc điểm bởi tính chất phản kháng lại sự thay đổi hình dạng. Chất lỏng là một chất lưu mà các phân tử cấu tạo nên nó có liên kết không chặt so với liên kết rắn và có hình dạng phụ thuộc vào vật chứa nó.

Xem chi tiết

Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng)

Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.