Phương Trình Hoá Học

Bài 13. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Vị trí của một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn chp ta những thông tin gì về nguyên tố đó.

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

I - QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại (xem sơ đồ sau):

Thí dụ  1: Biết nguyên tố có số thứ tự là  19  thuộc chu kì  4, nhóm  IA, có thể suy ra:

Nguyên tử của nguyên tố đó có  19  proton,  19  electron, có  4  lớp electron (vì số lớp electron bằng số thứ tự của chu kì), có  1  electron ở lớp ngoài cùng  (vì số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm  A). Đó là nguyên tố kali.

Thí dụ  2: Biết cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố là   1s22s22p63s23p có thể suy ra:

Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố đó là  16, vậy nguyên tố đó chiếm ô thứ  16  trong bảng tuần hoàn (vì nguyên tử  16  electron,  16  proton, số đơn vị điện tích hạt nhân là  16  bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn) .

Nguyên tố đó thuộc chu kì  3  (vì có  3  lớp electron), nhóm  VIA  (vì có  6  electron lớp ngoài cùng). Đó là nguyên tố lưu huỳnh.

II - QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ

Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó.

- Tính kim loại, tính phi kim: Các nguyên tố ở các nhóm  IA,IIA,IIIA (trừ hiđro và bo)  có tính kim loại. Các nguyên tố ở các nhóm  VA,VIA,VIIA  có tính phi kim (trừ  antimon, bitmut và poloni).

- Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.

- Công thức của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.

- Công thức của hợp chất khí với hiđro (nếu có).

- Oxit và hiđroxit có tính axit hay bazơ.

Thí dụ: Nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ  16, nhóm  VIA, chu kì  3. Suy ra lưu huỳnh là phi kim.

Hóa trị cao nhất với oxi là  6, công thức của oxit cao nhất là  SO3.

Hóa trị với hiđro là  2, công thức của hợp chất khí với hiđro là  H2S.

SO3  là oxit axit và  H2SO4  là axit mạnh.

III - SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN

Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Thí dụ: So sánh tính chất hóa học của  P(Z=15)  với   Si(Z=14)  và  S(Z=16), với  N(Z=7)  và  As(Z=33).

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố  Si,P,S  thuộc cùng một chu kì. Nếu xếp theo thứ tự điện tích hạt nhân tăng dần ta được  Si,P,S.  Trong chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì tính phi kim tăng. Vậy  P  có tính phi kim yếu hơn  S  và mạnh  hơn  Si.

Trong nhóm   VA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính phi kim giảm dần. Vì vậy theo thứ tự  N,P,As  thì  P  có tính phi kim yếu hơn  N  và mạnh hơn  As.

Vậy  P  có tính phi kim yếu hơn  N và  S,  hiđroxit  của nó là  H3PO4  có tính axit yếu hơn  HNO3  và  H2SO4.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 45. Axit cacboxylic

Bài học giúp các bạn nắm khái niệm Axit cacboxylic là gì, cách phân loại và gọi tên Axit cacboxylic. Biết về cấu tạo, tính chất hóa học hóa học đậc trưng và ứng dụng của Axit cacboxylic.

Xem chi tiết

Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat.

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất, ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống, chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này

Xem chi tiết

Bài 25. Flo – Brom – Iot

Các nguyên tố Flo, Brom, Iot có những tính chất nào giống hay khác với clo? Chúng có những ứng dụng gì và điều chế như thế nào?

Xem chi tiết

Bài 43. Lưu huỳnh

Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi thế nào theo nhiệt độ? Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt?

Xem chi tiết

Bài 17. Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho

• Biết tính chất của các dạng thù hình của photpho, của axit photphoric và muối photphat. • Biết những ứng dụng, phương pháp điều chế photpho và các hợp chất của photpho. • Rèn luyện kĩ năng giải bài tập

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.