Phương Trình Hoá Học

Bài 38. Bài thực hành số 3. Tính chất của các halogen

Tập lắm một bộ dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện tượng và viết tường trình

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Thí nghiệm 1: Điều chế Clo. Tẩy màu của khí clo ẩm

- Tiến hành TN:

+ Lắp thí nghiệm như hình vẽ: Lấy vào ống nghiệm một lượng nhỏ KClO3, kẹp một miếng giấy màu ẩm phía trên miệng ống nghiệm.

+ Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl đặc vào ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng:

- Hiện tượng: Có khí màu vàng bay ra, giấy mầu ẩm mất màu

- Giải thích: KClO3 đã oxi hóa Cl- trong HCl thành Cl2. Cl2 có tính tẩy màu nên làm mất màu giấy màu ẩm.

PTHH: KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2

Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot

- Tiến hành TN: Lấy vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: dung dịch NaCl; ống 2: dung dịch NaBr và ống 3: dung dịch NaI

∗ Lần 1: Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ

- Hiện tượng:

Ống 1: Không có hiện tượng xảy ra

Ống 2: Dung dịch có màu đỏ nâu

Ống 3: Dung dịch có chất rắn màu tím ở đáy ống nghiệm

- Giải thích: Cl2 đã oxi hóa ion Br- thành Br2 (màu đỏ nâu) và I- thành I2 (chất rắn màu tím)

PTHH: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

- Kết luận: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.

∗ Lần 2: Làm lại thí nghiệm trên thay nước clo bằng nước brom

- Hiện tượng:

Ống 1, ống 2: Không có hiện tượng gì

Ống 3: Dung dịch có 1 lớp màu tím lắng xuống đáy ống nghiệm

- Giải thích: Br2 đã oxi hóa I- ở ống 3 thành I2 ( màu tím)

Br2 không oxi hóa được Cl-.

PTHH: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

- Kết luận: Brom có tính oxi hóa mạnh hơn Iot và yếu hơn clo.

+ Lần 3: Làm lại thí nghiệm với nước iot.

Cả 3 ống nghiệm không có hiện tượng gì.

- Giải thích: I2 không oxi hóa được Cl- và Br-

- Kết luận: Iot có tính oxi hóa yếu hơn clo và brom.

Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ hồ tinh bột. Nhỏ 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu xanh.

- Giải thích: Iot tạo thành với hồ tinh bột 1 chất màu xanh.

Do đó hồ tinh bột được dùng để nhận biết iot.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Nội dung Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh củng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hóa mạnh. Ngoài ra lưu huỳnh còn có tính khử. Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của Lưu huỳnh. Tiếp tục rèn luyện các thao tác thí nghiệm như thực hiện các phản ứng đốt cháy, tỏa nhiệt; làm thí nghiệm an toàn, chính xác; quan sát hiện tượng hóa học

Xem chi tiết

Bài 23. Phản ứng hữu cơ

Nội dung bài học Phản ứng hữu cơ cung cấp các khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,... Đồng thời cũng trình bày rõ ràng đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 10. Nitơ

Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hóa học của Nito

Xem chi tiết

Bài 42. Nồng độ dung dịch

Thường có nhiều cách biểu diễn nồng độ dung dịch, các em sẽ tìm hiểu hai loại nồng độ dung dịch là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. x

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.