Phương Trình Hoá Học

Khái niệm hoá học

Tổng hợp và định nghĩa những khái niệm cơ bản trong hoá học phổ thông -Học Hoá online hiệu quả, đơn giản

Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Hằng số cân bằng

Hằng số cân bằng là giá trị của thương số phản ứng được tính từ biểu thức cho trạng thái cân bằng hóa học . Nó phụ thuộc vào cường độ ion và nhiệt độ và không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng và sản phẩm trong dung dịch.Hằng số cân bằng là một đại lượng không thứ nguyên (không có đơn vị). Mặc dù tính toán thường được viết cho hai chất phản ứng và hai sản phẩm, nhưng nó hoạt động cho bất kỳ số lượng người tham gia phản ứng.

Xem chi tiết

Liên kết hiđro

Liên kết hidro là một loại liên kết yếu được hình thành khi nguyên tử hidro đã tham gia liên kết cộng hóa trị với nguyên tử của một nguyên tố âm điện mạnh lại tương tác với một nguyên tử âm điện khác có cặp electron chưa liên kết (chưa chia).

Xem chi tiết

Định luật Avogadro (chỉ áp dụng cho chất khí hay hơi)

"Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các thể tích khí hay hơi bằng nhau sẽ chứa số phân tử khí hay hơi bằng nhau (hay số mol bằng nhau)"

Xem chi tiết

Đa hình

Một vật liệu rắn có thể tồn tại ở nhiều cấu trúc tinh thể khác nhau được gọi là hiện tượng đa hình. Những vật liệu kết tinh như polymer, khoáng vật, kim loại và liên quan đến thù hình, một kiểu đề cập đến nguyên tố hóa học đều có thể tìm thấy hiện tượng đa hình. Hình dạng hoàn chỉnh của vật liệu được miêu tả bởi tính đa hình và các thông số khác như dạng thường tinh thể, tỉ lệ vô định hình hoặc khuyết tật tinh thể. Đa hình liên quan đến các lĩnh vực dược học, hóa nông, chất tạo màu, chất nhuộm, thực phẩm, và chất nổ.

Xem chi tiết

Thù hình

Thù hình là hiện tượng một nguyên tố hóa học tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất khác nhau của một nguyên tố hóa học được gọi là dạng thù hình.

Xem chi tiết

Điện phân

Sự điện phân là quá trình oxi hóa khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li. Như vậy, sự điện phân là quá trình sử đụng diện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học.

Xem chi tiết

Nước cứng

Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người và hầu hết các ngành sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Nước thường dùng là nước tự nhiên, được lấy từ sông, suối, hồ, nước ngầm. Nước này hòa tan một số muối như Ca(HCO3)2; Mg(HCO3)2, CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2. Vì vậy, nước trong tự nhiên có các caiton Ca2+, Mg2+. Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+

Xem chi tiết

Keo dán

Keo dán là những chất hay hỗn hợp chất, dùng để gắn kết bề mặt của các vật thể rắn lại với nhau nhờ các hiện tượng bám kết và hiện tượng cố kết. Bám kết là sự hút lần nhau giữa các phân tử khác nhau của những chất khác nhau. Cố kết là sự hút lẫn nhau giữa các phân tử giống nhau của cùng một chất. Bám kết và cố kết càng mạnh thì mối nối càng bền. Keo dán được điều chế từ những oligome hoặc polime tự nhiên hay tổng hợp.

Xem chi tiết

Đisaccarit

Disaccarit là nhóm cacbohidrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Saccarose và matose thuộc nhóm disaccarit.

Xem chi tiết

Xi măng

Có nhiều loại xi măng, thông dụng hơn hết là xi măng Pooclang.Xi măng Pooclang là vật liệu ở dạng bột mịn màu lục xám, gồm chủ yếu canxi aluminat [Ca3(AlO3)2] và những silicat khác của canxi như Ca3SiO5, Ca2SiO4.

Xem chi tiết

Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Xem chi tiết

Nhiên liệu hoá thạch

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành qua quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây khoảng hơn 300 triệu năm, các nguyên liệu này chứa hàm lượng carbon và hydrocarbon cao. Tùy vào môi trường và điều kiện phân hủy mà các nhiên liệu hóa thạch có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dải chất dễ bay hơi với tỷ số carbon hydro thấp như methane đến dầu hỏa dạng lỏng và cuối cùng là các chất không bay hơi chứa toàn carbon như than đá.

Xem chi tiết

Xicloankan

Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng. Phân tử xicloankan có thể có một vòng hoặc nhiều vòng. Tuy là hidrocacbon no nhưng thành phần phân tử của xicloankan thì cứ mỗi khi có một vòng lại giảm đi 2 nguyên tử H so với ankan có cùng số nguyên tử cacbon. Xicloankan có một vòng gọi là monoxicloankan hoặc xiclan. Công thức chung của xiclan là CnH2n (n lớn hơn hoặc 3). Các xicloankan có từ 2 vòng trở lên gọi chung là polixicloankan.

Xem chi tiết

Quy tắc loại Zaixep (Zaisev)

Quy tắc Zaixep: khi tách loại dẩn xuất halogen (X) hoặc gốc -OH thì X hoặc gốc -OH sẽ bị tách cùng với nguyên tử hydro tại nguyên tử cacbon ở liền bên cạnh có bậc cao nhất.

Xem chi tiết

Quy tắc cộng Maccopnhicop (Markovnikov)

Khi cộng một tác nhân không đối xứng (HX, HOH ...) vào một anken (hay ankin) không đối xứng, phản ứng xảy ra theo hướng: - Phần dương (+) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon có nhiều hiđro hơn. - Phần âm ( – ) của tác nhân sẽ liên kết với cacbon ít hiđro hơn của liên kết đôi hay liên kết ba.

Xem chi tiết

Gốc hiđrocacbon

Gốc hdirocacbon là phần còn lại sau khi tách một hoặc một số nguyên tử hiđro khỏi một phân tử hiđrocacbon.

Xem chi tiết

Axit silixic

Cấu tạo phân tử của axit silixic chưa được xác định, nó có thể ứng với hai công thức H4SiO4 và H2SiO3. Axit silixic có thể tồn tại dưới dạng đơn phân tử tự do H4SiO4 ở trong dung dịch, nhưng những phân tử đó dễ ngưng tụ với nhau mất bớt nước tạo thành những hạt lớn hơn của dung dịch keo.

Xem chi tiết

Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như base

Xem chi tiết

Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết  được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể  do sự tham gia của các e tự do.

Xem chi tiết

Cộng hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.

Xem chi tiết

Điện hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị và bằng điện tích của ion đó

Xem chi tiết

Cấu tạo bảng tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học được Mendeleev chính thức công bố năm 1871 có dạng của một bảng gồm 66 nguyên tố, chia thành 8 nhóm đứng và 12 dãy ngang. Cho đến nay đã có hơn 400 kiểu biểu diễn được công bố, nhưng thực tế chỉ có hai kiểu trong số đó được phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Đó là bảng hệ thống tuần hoàn dạng ngắn và dạng dài mà hiện nay chúng ta đang sử dụng và cơ sở của chúng vẫn là cách biểu điễn của Mendeleev.

Xem chi tiết

Phân lớp electron

Những electron trong mỗi lớp lượng tử có cùng phân mức năng lượng họp thành phân lớp lượng tử hay phân lớp electron. Từ đây trong mỗi lớp electron có n phân lớp electron. Trạng thái của electron trong nguyên tử tương ứng với những giá trị nhất định của các số lượng tử n và l được biểu diễn bằng tổ hợp của giá trị số lượng tử n và ký hiệu số lượng tử l như sau: 1s, 2s, 2p, 3s, 3d, 4f....

Xem chi tiết

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.