Phương Trình Hoá Học

Sách Giáo Khoa Hóa Học Lớp 11 Cơ Bản

Nội dung sách giáo khoa lớp 11 cơ bản

Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Bài 23. Phản ứng hữu cơ

Nội dung bài học Phản ứng hữu cơ cung cấp các khái niệm, định nghĩa về cách phân loại thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách,... Đồng thời cũng trình bày rõ ràng đặc điểm của phản ứng hữu cơ trong hóa học hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 22. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Bài giảng trình bày các nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học: khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Hướng dẫn cách viết công thức cấu tạo của các chất đồng phân cấu tạo và biết sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

Xem chi tiết

Bài 21. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nội dung bài giảng tìm hiểu về các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. Trình bày phương pháp thiết lập công thức đơn giản.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 4 ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Nội dung bài giảng Mở đầu về hóa học hữu cơ tìm hiểu về khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất); Các loại công thức của hợp chất hữu cơ: Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo; Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng.

Xem chi tiết

Bài 18. Công nghiệp silicat

Nội dung bài học Công nghiệp silicat trình bày về Thành phần, tính chất của thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng: phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. Cách sử dụng, bảo quản đồ dùng các vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xây dựng như xi măng...

Xem chi tiết

Bài 17. Silic và hợp chất của silic

Nội dung bài học Silic và hợp chất của silic chủ yếu tìm hiểu Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử; Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2); Tính chất hoá học: Là phi kim hoạt động hoá học yếu,  ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie).

Xem chi tiết

Bài 16. Hợp chất của cacbon

Nội dung bài Hợp chất của cacbon tìm hiểu về Tính chất vật lí của CO và CO2; Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Giúp học sinh hiểu được: CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).

Xem chi tiết

Nội dung bài Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho mục đích là tập cho học sinh cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro; Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao; Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Đồng thời rèn kĩ năng Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

Xem chi tiết

Bài 13. Luyện tập: Tính chất của Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng

Bài Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng hệ thống hoá kiến thức về: Cấu hình e nguyên tử, độ âm điện, các trạng thái oxi hoá của N, P, cấu tạo phân tử N2. Tính chất của N2; P; NH3; Muối amoni; Axit nitric; Muối nitrat; Axit photphoric; Muối photphat. Phương pháp nhận biết muối photphat. Củng cố kiến thức về tính chất hoá học, điều chế các chất.

Xem chi tiết

Bài 12. Phân bón hóa học

Nội dung bài học Phân bón hóa học tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học và phân loại. Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.

Xem chi tiết

Bài 11. Axit photphoric và muối photphat

Nội dung bài học Axit photphoric và muối photphat nghiên cứu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Xem chi tiết

Bài 10. Photpho

Nội dung trọng tâm của bài giảng Photpho là So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí. Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Xem chi tiết

Bài 9. Axit nitric và muối nitrat

Những hợp chất khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit? Có hợp chất của nitơ là NO2, kết hợp với nước tạo nên một loại axit, axit này có những tính chất gì mà có thể gây hại đến những công trình xây dựng... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học Axit nitric và muối nitrat.

Xem chi tiết

Bài 8. Amoniac và muối amoni

Nội dung bài học Amoniac và muối amoni tìm hiểu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo). Cách điều chế NH3. Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 2 NITƠ – PHOTPHO

Nitơ là nguyên tố có nhiều chuyện lạ: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra thành phần không khí và các chất khí như oxi, hiđro. Lúc đầu người ta đặt tên nitơ là azot (nghĩa là ko duy trì sự sống), về sau phát hiện nó chứa trong diêm tiêu nên đặt tên là NITROGEN (sinh ra diêm tiêu). Vậy nitơ có cấu tạo và tính chất như thế nào, dựa vào đó chúng ta sẽ biết những ứng dụng của nitơ trong sản xuất và đời sống. Vậy Nitơ có tính chất vật lí, hóa học, cách điều chế như thế nào chúng ta cùng nhau đi vào nội dung bài học ngày hôm nay.

Xem chi tiết

Bài 6. Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Nội dung bài học chia sẻ tới các bạn bài Bài thực hành 1: Tính chất axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn

Xem chi tiết

Bài 5. Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài luyên tập: axit, bazơ và muối, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài đăng này giúp các bạn củng cố các kiên thức axit, bazơ và muối và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Ngoài ra rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

Xem chi tiết

Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nội dung bài học giúp bạn hiểu bản chất, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Ngoài ra viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng.

Xem chi tiết

Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit – bazơ

Xin được chia sẻ với các bạn bài sự điện li của nước, pH, Chất chỉ thị axit - bazơ trong chương trình lớp 11. Hi vọng bài đăng này của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết đánh giá độ axit , bazơ của dung dịch dựa vào độ pH và biết màu của một số chất chỉ thị trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

Xem chi tiết

Bài 2. Axit, bazơ và muối

Bài giảng tìm hiểu về Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt. Thế nào là Axit một nấc, axit nhiều nấc. Từ việc phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể, rút ra định nghĩa. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối cụ thể. Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.

Xem chi tiết

CHƯƠNG 1 SỰ ĐIỆN LI

Bài giảng đi vào tìm hiểu Sự điện li là gì? Chất điện li là gì? Rèn luyện khả năng quan sát thí nghiệm rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li, Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Xem chi tiết

Một số định nghĩa thường dùng

mol-11

Mol

4 thg 8, 2019

kim-loai-14

Kim loại

20 thg 11, 2019

nguyen-tu-15

Nguyên tử

20 thg 11, 2019

phi-kim-16

Phi kim

25 thg 12, 2019

benzen-19

Benzen

25 thg 12, 2019

phan-tu-22

Phân tử

1 thg 1, 2020

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.