Phương Trình Hoá Học
Khái niệm hoá học
Tổng hợp và định nghĩa những khái niệm cơ bản trong hoá học phổ thông -Học Hoá online hiệu quả, đơn giản
Tìm kiếm khái niệm hóa học
Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm
Liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị, còn gọi là liên kết phân tử là một liên kết hóa học được hình thành bằng việc dùng chung một hay nhiều cặp electron giữa các nguyên tử. Những cặp electron này được gọi là cặp electron dùng chung, và sự cân bằng lực hút và lực đẩy giữa các nguyên tử trong khi chia sẻ các electron được gọi là liên kết cộng hóa trị. Với nhiều phân tử, việc dùng chung electron cho phép mỗi nguyên tử đạt được cấu hình electron bền vững.
Phản ứng trao đổi
Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Phản ứng hóa học có rất nhiều loại như phản ứng hóa hợp, phân hủy, oxi hóa - khử, thế, trao đổi...Trong đó, phản ứng trao đổi được hiểu là các chất trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới.
Muối acid
Theo chương trình Hóa học lớp 9, muối axit là muối mà còn Hidro trong gốc axit. Ở cấp THPT, trong chương trình Hóa học 11 muối axit được định nghĩa là những muối mà hidro trong gốc axit vẫn còn khả năng phân ly ra H+
Than hoạt tính
Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Than hoạt tính thường thu từ than củi và thỉnh thoảng là than sinh học. Những loại thu được từ than đá hay cốc thì được gọi là than đá hoạt tính hoặc cốc hoạt tính.
Kim loại kiềm thổ
Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Chúng bao gồm những nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và radi (Ra). Chúng được gọi là kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và độ bền nhiệt cao, nghĩa là có những tính chất của chất mà ngày xưa các nhà giả kim thuật gọi là "thổ" (nghĩa là đất). Để đơn giản khi phân loại nguyên tố, ta xếp Be và Mg vào nhóm kim loại kiềm thổ cùng với Ca, Sr, Ba. Chúng là những kim loại hoạt động và hoạt tính đó tăng lên dần từ Be đến Ra
Kim loại kiềm
Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Nhóm này bao gồm những nguyên tố: Liti (Li), natri (Na); Kali (K); Rubidi (Rb), Xeci (Cs) và Franxi (Fr). Sở dĩ được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
Oxit axit
Oxit axit, hoặc anhydrid axit, là các oxit phản ứng với nước tạo thành axit, hoặc với một bazơ để tạo thành muối. Chúng là các oxit của phi kim hoặc kim loại ở trạng thái oxy hóa cao. Chúng có thể được hiểu một cách có hệ thống bằng cách lấy một oxoacid và loại bỏ nước khỏi nó, cho đến khi chỉ còn lại một oxit. Ôxít thu được thuộc nhóm chất này.
Oxit bazơ
Oxit bazơ là các hợp chất hóa học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.
Bazơ
Trong hóa học, Bazơ (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp base /baz/), có công thức hoá học chung là B(OH)x. Một định nghĩa phổ biến của bazơ theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axit là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch.Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Muối
Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít (Trừ muối CsAu). Có hai loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.
Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
Để xác định độ mạnh, yếu của axit người ta dựa vào sự linh động của nguyên tử Hidro trong axit đó. Nếu nguyên tử Hidro càng linh động, tính axit càng mạnh và ngược lại.
Axit
Trong hợp chất hóa học, chúng ta định nghĩa axit là các hợp chất tan được trong nước, có vị chua, tạo ra dung dịch có pH <7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại.Thông thường biểu diễn axit dưới dạng công thức tổng quát HxAy.
Tỉ khối hơi của chất A so với chất B
Tỉ khối là so sánh khối lượng, nghĩa là muốn biết chất nào nặng hơn, chất nào nhẹ hơn và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. Tỉ khối hơi của chất A so với chất B nghĩa là muốn biết ở dạng hơi (hay khí) thì hơi A nặng hay nhẹ hơn hơi (khí) B bao nhiêu lần.
Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng)
Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng) thì hiểu là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần. Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật và khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật và nước), đem so sánh, bên nào có khối lượng lớn hơn thì nặng hơn.
Cacbohidrat
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng gạo, ngô, khoai, sắn, mía, quả ngọt... vì chúng chứa loại chất dinh dưỡng quan trọng là tinh bột (trong gạo, ngô, khoai, sắn...) đường saccarozơ, glucozơ; fructozơ. Ta cũng thường dùng giấy viết, sợi, vải, bông (chủ yếu là xenlulozơ). Các chất tinh bột, đường, xenlulozơ có tên chung là cacbohidrat vì có công thức chung là Cn(H2O)m
ESTE
Đối với hợp chất hữu cơ, este là một trong những dẫn xuất của axit cacboxylic. Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
Chuẩn độ ngược là gì?
Trong phương pháp chuẩn độ, có 3 kỹ thuật chuẩn độ hay dùng đó là chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ thay thế và chuẩn độ ngược. Chuẩn độ ngược (còn được gọi là chuẩn độ thừa trừ) là kỹ thuật chuẩn độ thêm một thể tích chính xác và dư dung dịch chuẩn độ vào dung dịch chất cần định lượng. Sau đó xác định lượng dư của thuốc thử bằng một thuốc thử khác thích hợp. Dựa vào thể tích và nồng độ của hai thuốc thử đã dùng cùng với phản ứng chuẩn độ để tính lượng chất cần định lượng.
Chuẩn độ là gì? Khái niệm chuẩn độ?
Phương pháp chuẩn độ là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên việc đo thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác được thêm từ từ vào dung dịch cần định lượng cho đến khi phản ứng vừa đủ với toàn bộ lượng chất cần xác định. Từ thể tích đã dùng của thuốc thử, người ta sẽ tính ra được lượng chất cần phân tích.
Công thức hóa học
Khái niệm công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào. Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.
Chất
Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Vật thể
Nếu quan sát quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta... đều là những vật thể. Có những vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá... Nhà, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển, công cụ sản xuất... là những vật thể nhân tạo.
Khối lượng ion
Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion.
Hợp chất
Trong hóa học, hợp chất là 1 chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố khác loại trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Thành phần của hợp chất khác với hỗn hợp, ở chỗ không thể tách các nguyên tố hóa học ra khỏi hợp chất bằng phương pháp vật lý. Trái ngược với hợp chất là đơn chất. Nói chung, tỷ lệ cố định này phải tuân theo những định luật vật lý, hơn là theo sự lựa chọn chủ quan của con người. Đó là lý do vì sao những vật liệu như đồng thau, chất siêu dẫn, YBCO, chất bán dẫn, nhôm gali arsen hoặc sô-cô-la được xem là hỗn hợp hoặc hợp kim hơn là hợp chất.
Đơn chất
Trong hóa học, đơn chất là chất được tạo từ 1 hay nhiều nguyên tử có cùng 1 loại nguyên tố hóa học.
Sự thật hoá học thú vị
Sự thật thú vị về nhà Hóa học Amedeo Avogadro
24 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Gali
20 thg 2, 2021
Interesting Facts about Gallium
20 thg 2, 2021
Interesting Facts About Zinc
20 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Kẽm
20 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Đồng
19 thg 2, 2021
Interesting facts about copper metal
19 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Niken
19 thg 2, 2021
Interesting facts about Nickel
19 thg 2, 2021
Sự thật thú vị về Coban
17 thg 2, 2021
Một số định nghĩa thường dùng
Mol
4 thg 8, 2019
Độ âm điện
4 thg 8, 2019
Kim loại
20 thg 11, 2019
Nguyên tử
20 thg 11, 2019
Phi kim
25 thg 12, 2019
Tính chất của Phi kim
25 thg 12, 2019
Benzen
25 thg 12, 2019
Liên kết hóa học
1 thg 1, 2020
Nguyên tố hóa học
1 thg 1, 2020
Phân tử
1 thg 1, 2020
Bài viết phổ biến
Bắn cá M88 - Đắm mình săn thưởng trong lòng đại dương
5 thg 9, 2024
Khám phá kho game đẳng cấp của cổng game 789CLUB 2024
28 thg 8, 2024
Roulette Hello88 – Phân Tích Và Chiến Lược Để Chơi Hiệu Quả
27 thg 8, 2024
Khám phá kho game nổ hũ siêu đẳng cấp của MAN CLUB
26 thg 8, 2024
Mua Bằng Trung Cấp Dược Trọn Bộ Hồ Sơ Và Bảng Điểm
21 thg 8, 2024
Làm Bằng Cấp 3 Giả Tại Tphcm Chất Lượng Như Thật Kèm Học Bạ
19 thg 8, 2024
Dịch Vụ Làm CCCD Gắn Chip Giả Uy Tín và Chất Lượng Cao
13 thg 8, 2024
Giải Pháp Làm Giấy Tờ Giả Chất Lượng 100%
10 thg 8, 2024
Dịch Vụ Làm Bằng Cao Đẳng Giả Chất Lượng Cao, Uy Tín
5 thg 8, 2024